Một chỉ số mới được công bố góp phần đẩy chứng khoán Trung Quốc xuống đáy 5 năm
Chứng khoán Trung Quốc đại lục đã giảm xuống mức đáy 5 năm qua sau khi chỉ số PMI tiếp tục giảm trong tháng thứ 4 liên tiếp.
- 31-01-2024Trung Quốc có nguy cơ bị soán ngôi đối tác thương mại lớn nhất của nền kinh tế hàng đầu châu Âu sau gần một thập kỷ
- 31-01-2024Trung Quốc tự cường sản xuất máy bay, tìm mọi cách vượt Boeing và Airbus
- 31-01-2024Mỹ hành động đặc biệt giữa nơi Trung Quốc "cắm rễ" ảnh hưởng: Sáng kiến của ông Tập gặp đối thủ?
- 30-01-2024Trung Quốc nhân bản thành công giống bò có nguy cơ tuyệt chủng
- 30-01-2024Triển vọng phục hồi kinh tế Trung Quốc vẫn chưa sáng cửa, chứng khoán Hồng Kông trải qua tháng 1 tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã giảm tháng thứ 4 liên tiếp trong tháng 1, phản ánh những khó khăn mà lĩnh vực này phải đối mặt trong đầu năm 2024. Cụ thể, PMI của Trung Quốc tăng tháng 1 đã tăng lên 49,2 từ mức 49 của tháng 12 năm ngoái.
Tuy tương đồng với dự báo của các chuyên gia kinh tế mà Reuters khảo sát nhưng thông tin này vẫn kéo theo những phản ứng tiêu cực trên thị trường chứng khoán Trung Quốc. Chỉ số CSI 300 (Chỉ số chứng khoán tính theo giá trị vốn hóa thị trường của 300 cổ phiếu loại A - những cổ phiếu được giao dịch bằng nhân dân tệ - được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến của Trung Quốc) giảm 0,91% xuống 3.215.35 điểm, mức thấp nhất trong 5 năm qua.
Shanghai và SZSE cũng đều giảm 1,48% và 1,95% trong khi HangSeng (Hồng Kông) cũng giảm 1,39% xuống còn 15.485 điểm.
Nhằm thúc đẩy tăng trưởng của đất nước, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Pan Gongsheng đã bất ngờ tuyên bố giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng trong cuộc họp báo tuần trước.
Trung Quốc dự kiến sẽ công bố mục tiêu tăng trưởng năm 2024 vào tháng 3 tới nhưng các nguồn tin cho rằng Trung Quốc sẽ duy trì mục tiêu tăng trưởng 5%, tương tự năm ngoái.
Tham khảo: CNBC
Nhịp sống Thị trường