Giá dầu có thể giảm xuống 40 USD/thùng nếu kịch bản này thành sự thực
Giá dầu có thể giảm mạnh trong trường hợp liên minh các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ OPEC+ nới lỏng các biện pháp cắt giảm sản lượng hiện nay.
- 12-11-2024EU tăng mua dầu Nga qua Ấn Độ
- 12-11-2024Hai ‘ông trùm’ dầu mỏ đạt bước tiến mới trong phi đô la hóa, bước đầu hoàn tất tích hợp thanh toán song phương
- 12-11-2024Lệnh trừng phạt của phương Tây đánh thẳng vào huyết mạch dầu khí, Nga rục rịch lập nhà sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới
- 11-11-2024Giá dầu rơi tự do khi ông Trump dự định rút Mỹ khỏi Thỏa thuận Paris
“Có nhiều nỗi lo về giá dầu trong năm 2025 hơn bất kỳ năm nào khác trong ký ức của tôi kể từ Mùa xuân Ả rập tới nay”, Tom Kloza, giám đốc bộ phận phân tích năng lượng toàn cầu tại OPIS, một công ty chuyên theo dõi giá dầu, cho hay.
Theo Kloza, giá dầu có thể giảm xuống 30 USD hoặc 40 USD/thùng nếu OPEC nời lỏng các biện pháp cắt giảm sản lượng và không có bất cứ thỏa thuận nào khác nhằm kiểm soát lượng dầu bơm ra thị trường. Các năm qua, thị phần của các nước thành viên OPEC+ đang giảm dần bởi nhiều lý do.
Việc giá giảm xuống 40 USD/thùng có nghĩa giá dầu sẽ thấp hơn 40% so với hiện nay. Dầu Brent hiện được giao dịch ở mức 72 USD/thùng trong khi dầu WTI có giá 68 USD/thùng.
Henning Gloystein, giám đốc bộ phận năng lượng, khí hậu và tài nguyên tại Eurasia Group, cũng cho rằng nhu cầu về năng lượng trong năm 2025 sẽ tăng trưởng không đáng kể và việc các nước OPEC+ dỡ bỏ lệnh giới hạn nguồn cung có thể khiến giá dầu giảm mạng xuống còn khoảng 40 USD/thùng.
Chuyên gia phân tích năng lượng cấp cao Saul Kavonic của MST Marquee cũng cho rằng nếu OPEC+ dỡ bỏ bất kỳ lệnh cắt giảm sản lượng nào mà không quan tâm đến nhu cầu thì đó sẽ là điểm khơi mào của một cuộc chiến hạ giá để dành thị phần. Điều này có thể khiến giá dầu xuống mức thấp chưa từng thấy kể từ thời Covid-19.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng cho rằng OPEC+ sẽ nới lỏng dần dần kể từ đầu năm 2025 thay vì nới lỏng toàn diện và ngay lập tức. Hồi tháng 9, OPEC+ cũng đã hoãn kế hoạch giảm bớt mức cắt giảm sản lượng tự nguyện 2,2 triệu thùng/ngày trong 2 tháng nhằm ngăn dầu trượt giá. Việc cắt giảm sản lượng được thực thi trong quý 2 và quý 3, dự kiến sẽ hết hạn vào cuối tháng 9 trước khi được gia hạn.
Trên thực tế, tăng trưởng toàn cầu không như kỳ vọng cũng như sự gia tăng sản lượng xuất khẩu của các quốc gia ngoài liên minh như Mỹ, Canada, Guyana và Brazil đã khiến giá dầu chịu tác động. Nếu OPEC+ dỡ bỏ lệnh hạn chế, lượng lớn dầu sẽ được bơm ra thị trường và có thể dư 1,5 triệu thùng/ngày.
Tuy nhiên, ngay cả khi OPEC+ không xóa bỏ các lệnh giới hạn sản lượng, giá dầu được dự báo vẫn tiếp tục giảm. Các chuyên gia của Citi dự báo dầu Brent sẽ đạt mức trung bình 60 USD/thùng trong năm tới.
Ngoài ra, việc ông Trump, người mới đắc cử vị trí Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2025-2028, muốn đánh thuế hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ cũng là tin xấu với giá dầu. Ông Trump cam kết sẽ giảm một nửa giá năng lượng tại Mỹ và để điều này trở thành hiện thực, giá dầu thô cần giảm xuống 40 USD/thùng.
Tham khảo: CNBC
Nhịp sống Thị trường