Một cổ phiếu liên quan đến FLC đã tăng trần 3 phiên liên tiếp, giá hồi phục 43% từ đáy
Do công ty chậm nộp báo cáo tài chính bán niên năm 2022 đã soát xét quá 45 ngày so với thời gian quy định nên cổ phiếu KLF đã chuyển sang diện hạn chế giao dịch từ 12/10 và chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần.
- 17-12-2022Cuộc đối chất giữa Chủ tịch và Tổng giám đốc Cty chứng khoán Trí Việt trong vụ 'thổi giá' cổ phiếu
- 17-12-2022Số tiền Gilimex đòi Amazon bồi thường bằng 1,5 lần tổng tài sản, 1,6 lần doanh thu của công ty và ý nghĩa đằng sau con số 280 triệu USD
- 17-12-2022Vndirect: Xe điện và công nghiệp bán dẫn định hình dòng chảy FDI vào ASEAN, doanh nghiệp Việt kịp bắt ''trend" gọi tên VinFast, Geleximco, FPT, Viettel
Phiên giao dịch cuối tuần ngày 16/12 vừa qua, cổ phiếu KLF của Công ty cổ phần Đầu tư thương mại và xuất khẩu CFS đang niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội đã tăng trần lên mức 1.000 đồng/cp, trắng bên bán với hơn 7,6 triệu cổ phiếu được giao dịch.
Đây đã là phiên tăng tăng trần thứ 3 liên tiếp của KLF. Do công ty chậm nộp báo cáo tài chính bán niên năm 2022 đã soát xét quá 45 ngày so với thời gian quy định nên cổ phiếu KLF đã chuyển sang diện hạn chế giao dịch từ 12/10 và chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần.
Thị giá của KLF đã tăng 43% sau chuỗi tăng trần này. Tuy nhiên, giá cổ phiếu hiện tại chỉ bằng 1/10 so với giá đỉnh 10.500 đồng/cp ngày 10/1 – ngày ông Trịnh Văn Quyết bán chui 74,8 triệu cổ phiếu FLC. Giá cổ phiếu KLF bắt đầu giảm mạnh sau sự kiện đó và tiếp tục giảm sâu hơn khi ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, bắt tạm giam với cáo buộc thao túng thị trường chứng khoán dù cổ phiếu KLF không nằm trong danh sách cổ phiếu ông Trịnh Văn Quyết thao túng.
Đại diện ban lãnh đạo KLF từng chia sẻ ông Quyết không là cổ đông lớn nắm giữ cổ phần tại công ty và cũng không tham gia điều hành, chỉ đạo các hoạt động nên việc khởi tố là việc cá nhân của ông Quyết, công ty không liên quan đến việc cá nhân của ông Quyết trong vụ án thao túng thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, KLF cho hay sự việc trên gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty do cổ đông tự hiểu KLF có mối quan hệ với FLC và FLC cũng là đối tác lớn nhất, chiến lược của công ty nên kéo theo các hoạt động về triển khai hợp đồng kinh tế về du lịch, nghỉ dưỡng kết hợp chơi Golf và vé máy bay bị chậm lại, dòng tiền công nợ phải thu bị ảnh hưởng.
Theo báo cáo tài chính quý 3/2022 của KLF, FLC đang cho công ty vay gần 150 tỷ đồng. Ngoài ra, báo cáo tài chính quý 3/2022 của FLC cho biết FLC cũng đang nắm giữ 190.000 cổ phiếu KLF.
KLF đặt mục tiêu doanh thu năm nay 1.100 tỷ đồng và lãi trước thuế 12 tỷ đồng. Tuy nhiên lũy kế 9 tháng đầu năm, KLF mới chỉ đạt doanh thu 448 tỷ đồng và lỗ hơn 15 tỷ đồng.
Nhịp sống thị trường