Một cường quốc đang nổi được dự báo vượt Đức và Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới trong 3 năm tới
Tốc độ tăng trưởng GDP của Ấn Độ dự kiến sẽ vượt trội so với hầu hết các nền kinh tế lớn trên toàn cầu.
- 24-02-2024Vốn hoá Nvidia tăng nhanh kỷ lục, giống “các doanh nghiệp sản xuất cuốc, xẻng” trong cơn sốt vàng vài thế kỷ trước
- 24-02-2024Mỹ áp hơn 500 lệnh trừng phạt mới với Nga
- 24-02-2024Tỷ phú Jensen Huang kiếm bộn tiền nhờ cổ phiếu Nvidia ‘bùng nổ’
Công ty ngân hàng đầu tư Jefferies dự đoán rằng Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba toàn cầu vào năm 2027, vượt qua cả Nhật Bản và Đức.
Với GDP của Ấn Độ dự kiến đạt 5.000 tỷ USD trong 4 năm tới và gần 10.000 tỷ USD vào năm 2030, tốc độ phát triển kinh tế của nước này được dự đoán sẽ rất mạnh mẽ.
Theo các phương tiện truyền thông đưa tin, Jefferies đã nhấn mạnh quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ, ghi nhận sự chuyển đổi từ nền kinh tế lớn thứ chín cách đây một thập kỷ sang nền kinh tế lớn thứ năm hiện nay, với GDP danh nghĩa là 3.400 tỷ USD.
Mặc dù phải đối mặt với những thách thức từ những cải cách lớn như thực hiện thuế dịch vụ và hàng hóa (GST), luật phá sản và phi tiền tệ hóa, GDP của Ấn Độ vẫn tiếp tục tăng.
Một báo cáo của Hindustan Times trích dẫn Chris Wood của Jefferies, nhận định rằng những cải cách này đã cải thiện đáng kể các chỉ số kinh tế vĩ mô của Ấn Độ và giúp đất nước ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Jefferies dự đoán tốc độ tăng trưởng GDP của Ấn Độ sẽ vượt trội so với hầu hết các nền kinh tế lớn trên toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng dự kiến là 6% trong 5 năm tới.
Ngoài những cải cách cơ cấu, tốc độ tăng trưởng ngày càng cao cũng đang thúc đẩy sự đi lên của Ấn Độ trên sân chơi kinh tế toàn cầu.
NDTV đưa tin Jefferies dự đoán thị trường chứng khoán Ấn Độ sẽ tăng trưởng đáng kể, với lợi suất ước tính là 8%-10% tính bằng đô la trong vòng 5 đến 7 năm tới.
Cấu trúc dòng vốn nội địa và tiềm năng niêm yết của các kỳ lân lớn sẵn sàng đẩy vốn hóa thị trường vượt 10.000 USD vào năm 2030.
Công ty cũng nhấn mạnh phạm vi tăng cường đầu tư nước ngoài vào Ấn Độ, do tỷ trọng quốc gia tương đối thấp trong các chỉ số toàn cầu, mang lại cơ hội bổ ích cho các nhà đầu tư cổ phần.
Theo NDTV
Nhịp Sống Thị Trường