MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một doanh nghiệp công nghệ Ấn Độ chọn Việt Nam là thị trường trọng điểm

23-08-2022 - 08:19 AM | Doanh nghiệp

Một doanh nghiệp công nghệ Ấn Độ chọn Việt Nam là thị trường trọng điểm

'Tôi muốn nhấn mạnh rằng Việt Nam là một thị trường tuyệt vời bởi vì Việt Nam sở hữu nhiều tiềm năng về công nghệ', ông Gibu Mathew, Phó Chủ tịch kiêm CEO khu vực Apac của Zoho chia sẻ mới đây.

Sự bùng nổ của công nghệ, cũng như xu hướng số hóa mạnh mẽ đã thôi thúc nhu cầu rút ngắn chu trình tạo ra sản phẩm. Điều này dẫn đến sự phát triển của nền tảng low-code no-code (LCNC) - hỗ trợ cho quá trình số hoá của doanh nghiệp diễn ra đơn giản và nhanh chóng hơn.

Theo Statista, 29% doanh nghiệp nhận thấy phát triển ứng dụng LCNC nhanh hơn từ 40-60% so với những phương pháp thông thường. Bởi, các giải pháp này giúp giảm thời gian hoàn thiện và đưa sản phẩm ra thị trường bằng cách lược bỏ những quy trình phức tạp trong phát triển phần mềm, chỉ tập trung giữ lại giao diện, trải nghiệm người dùng (UI/UX) thân thiện.

Thị trường LCNC dự đạt 65,15 tỷ USD vào năm 2027

Gartner dự báo đến năm 2024, phát triển ứng dụng dạng LCNC sẽ chiếm tỷ trọng hơn 65% đối với các hoạt động phát triển ứng dụng. Giá trị thị trường nền tảng low-code toàn cầu ước đạt 12,85 tỷ USD vào năm 2020 và được kỳ vọng sẽ đạt 65,15 tỷ USD vào năm 2027 với CAGR là 22,7% trong giai đoạn từ 2020 - 2027.

Cũng theo báo cáo từ Gartner, dự báo vào năm 2024, khoảng 80% các sản phẩm công nghệ sẽ được tạo ra bởi nhóm người dùng không chuyên kỹ thuật như lập trình viên phổ thông, kỹ thuật viên kinh doanh và trí tuệ nhân tạo. Công cuộc chuyển đổi sang các nền tảng LCNC đã được khởi động, những doanh nghiệp Đông Nam Á cần tận dụng cơ hội này để tìm kiếm lợi thế dẫn đầu.

Khảo sát của Zoho còn cho thấy các doanh nghiệp đang sử dụng những nền tảng LCNC cho mình mục đích: 45% dùng vào số hóa thông tin kinh doanh, 32% dùng để tự động hóa công việc, và 25% để phát triển các ứng dụng tương tác với khách hàng.

"Tôi muốn nhấnmạnh rằng Việt Nam là một thị trường tuyệt vời bởi vì Việt Nam sở hữu nhiều tiềm năng về công nghệ.Việt Nam có ưu điểm trong ngành sản xuất và một số khía cạnh khác. Ví như trong vài năm qua đã có rất nhiều các nhà máy mọc lên rất nhanh với cơ sở vật chất được đầu tư tốt.

RiêngLCNC, có thể nóisự tăng trưởng của lĩnh vực công nghệ thông tin và một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thị trườngnày. Bởi vì để phát triển được nền tảng LCNC thì hệ sinh thái công nghệ hoàn thiện là điều rất cần thiết.

Nếuso sánh Việt Nam với nước sở tại của chúng tôi, Ấn Độ có được hệ sinh thái công nghệ cho sự phát triển của nền tảng LCNC nhờ việc trở thành thị trường thuê ngoài và gia công công nghệ cho rất nhiều nước lớn trên thế giới từ 15 -20 năm trước.dự kiến trong vòng 10 năm hoặc sớm hơn, Việt Nam sẽ đạt được thành tựu như Ấn độ bây giờ", ông Gibu Mathew, Phó Chủ tịch kiêm CEO khu vực Apac của Zoho chia sẻ mới đây.

Câu hỏi đặt ra, LCNC là gì và hoạt động như thế nào?

Một doanh nghiệp công nghệ Ấn Độ chọn Việt Nam là thị trường trọng điểm - Ảnh 1.

Ông Gibu Mathew, Phó Chủ tịch kiêm CEO khu vực Apac của Zoho.

Ông Gibu Mathew giải thích, LCNC bản chất là một cách thức phát triển ứng dụng trực quan, cho phép các nhà phát triển từ chuyên nghiệp đến không chuyên có thể cộng tác và nhanh chóng xây dựng, triển khai các ứng dụng.

LCNC theo đó là quá trình xây dựng phần mềm bằng cách tự động hóa quá trình viết mã code chương trình, gỡ lỗi, kiểm tra và triển khai phát triển phần mềm. Các ứng dụng được xây dựng nhanh chóng bằng cách kéo và thả các khối mã trực quan có sẵn trên nền tảng vào các quy trình làm việc để tạo ra ứng dụng và tối thiểu hóa việc viết và sử dụng mã thủ công.

Lấy ví dụ, Zoho Creator là một nền tảng chuyên xây dựng các giải pháp LCNC và hỗ trợ khách hàng tự xây dựng giải pháp cho chính họ. Thực tế, những dòng lệnh chương trình sẽ được thực hiện trong nội bộ ứng dụng Zoho, và người dùng Zoho Creator sẽ không thấy quá trình chạy dòng lệnh đó. Toàn bộ quá trình phức tạp sẽ được ẩn với người sử dụng và sẽ được chuyển đổi thành những hình ảnh trực quan thân thiện để người dùng quan sát bề mặt bên ngoài.

Ngày nay nếu nhìn vào các loại hình kinh doanh khác nhau ở Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, hoặc các tổ chức khác, có rất nhiều quy trình về con người, cơ sở dữ liệu, giấy tờ còn được thực hiện theo cách thủ công thông thường. Lúc này, giá trị lớn nhất mà tổ chức có thể nhận được từ nền tảng LCNC là số hóa các quy trình đó và cải tiến các thủ tục hành chính. Bởi vì có những thứ thường không thể cải thiện được và rất khó phân tích dữ liệu trên giấy.

Hay ví dụ về quy trình kinh doanh ô tô, bạn có thể chuyển đổi bất kỳ tài liệu nào kể cả văn bản in ấn, và tải lên trên dữ liệu đám mây của quy trình sản xuất. Bạn có thể chuyển đổi, tải các văn bản đó lên trên các ứng dụng bằng điện thoại hay trên máy tính bảng mà có tích hợp ứng dụng lưu trữ dữ liệu của nhà máy để sử dụng dễ dàng. Giờ đây, các bước của quy trình sản xuất đang được số hóa và người điều hành có thể giám sát bằng máy tính bảng tính bảng có chứa phần mềm đám mây. Nó mang lại rất nhiều thông tin được số hóa, và phân tích thêm những thông tin online hoặc ngoại tuyến hoặc trong thời gian thực (real time).

Việt Nam luôn là thị trường trọng điểm, mục tiêu tăng gấp đôi giai đoạn 2022-2023

Được biết, Zoho thành lập từ năm 1996, là công ty cung cấp dịch vụ phần mềm và tư vấn công nghệ của Ấn Độ. Hướng đi trong vài năm tới của Công ty là đưa ra những phần mềm mang tính chiến lược cao phù hợp với lộ trình phát triển của doanh nghiệp. Giá trị của Zoho thể hiện qua cách công ty vận hành. Zoho đã hợp tác làm việc tại 180 quốc gia với hơn 7 triệu doanh nghiệp. Zoho sở hữu hơn 50 sản phẩm cung cấp cho các doanh nghiệp trên toàn cầu. Riêng LCNC, Zoho đã bắt đầu thực hiện các dự án liên quan từ năm 2006. Tại Việt Nam, Zoho hiện ghi nhận tăng trưởng 45% so với 6 năm trước.

"Chúng tôi vẫn luôn xem Việt Nam là một trong những thị trường trọng điểm, và bất cứ ai cũng có thể thấy rằng đây là một đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là việc cập nhật ứng dụng các loại hình công nghệ mới trong các hoạt động kinh doanh. Trong những năm tới, Zoho sẽ đầu tư thêm vào mảng công nghệ tại thị trường Việt Nam.

Chúng tôi đang cố gắng tăng gấp đôi số lượng khách hàng hiện có trong năm 2022 và 2023 tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng đội ngũ, tiến hành nội địa hoá và làm cho sản phẩm của chúng tôi được phổ biến rộng rãi hơn tại thị trường trong nước", vị này nhấn mạnh.

Trong đó, Zoho chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp đang sử dụng nền tảng LCNC và các nhà lập trình.

Ở vị trí là nhà phát triển ứng dụng, Công ty nhận thấy rằng trên thế giới, bao gồm cả Ấn Độ, một nước có nhân khẩu học tương tự như Việt Nam đều có rất nhiều các kỹ thuật viên và các nhà lập trình. Quan sát thấy kể cả các học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường đều có tiềm năng trở thành những nhà lập trình trong tương lai với những đóng góp để hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng và xây dựng các giải pháp LCNC.

Với đối tượng khách hàng sử dụng, có 2 đối tác chính mà Zoho đang hướng đến hướng đến là: (i) xây dựng Zoho như một doanh nghiệp để hỗ trợ các doanh nghiệp cần các giải pháp lưu trữ độc quyền với các ứng dụng hiện có của chúng tôi; (ii) nền tảng LCNC mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn tại Việt Nam, xây dựng các giải pháp cụ thể cho nhu cầu của họ, hỗ trợ nhu cầu của các doanh nghiệp về mặt quản lý, bảo mật, quyền riêng tư và quản lý quy trình làm việc với nền tảng Zoho Creator mới.

Hiện nay, 80% dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam đang ở cấp độ 4 và cần được chuyển hoá để thao tác được trên các thiết bị di động, quá trình này đang được chuyển đổi dần dần. "Doanh nghiệp sớm thôi sẽ hiểu được giá trị, sự cải thiện trong năng suất làm việc cũng như mức tăng trưởng mà quá trình số hoá mang lại. Từ đó mang đến những động lực để doanh nghiệp tiếp tục phát triển và ứng dụng các công nghệ và các nền tảng LCNC để thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng cũngnhư đi ra thị trường lớn hơn như Mỹ hay các nước lân cận trong khu vực Đông Nam Á", đại diện Zoho nói thêm.

Bảo An

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên