MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một gia đình 4 người lần lượt mắc bệnh ung thư: "Thủ phạm" chính là loại đồ vật chứa chất độc gấp 10 lần kali xyanua có ngay trong bếp

22-04-2021 - 12:58 PM | Sống

Một gia đình 4 người lần lượt mắc bệnh ung thư: "Thủ phạm" chính là loại đồ vật chứa chất độc gấp 10 lần kali xyanua có ngay trong bếp

Ít ai ngờ, nguyên nhân gây ung thư cho cả gia đình này lại bắt nguồn từ những sản phẩm quen thuộc trong nhà.

Đài truyền hình vệ tinh Trung Quốc từng phát sóng về câu chuyện của gia đình bà Vương (Bắc Kinh). Người phụ nữ này bị chẩn đoán ung thư , điều kinh khủng là trước đó cả ba người trong gia đình bà đều đã lần lượt ra đi vì căn bệnh này.

"Bố tôi bị ung thư ruột kết , anh trai tôi bị ung thư não, chồng tôi bị ung thư gan, giờ đến lượt tôi mắc ung thư phổi", bà Vương chia sẻ trên truyền hình.

Một gia đình 4 người lần lượt mắc bệnh ung thư: Thủ phạm chính là loại đồ vật chứa chất độc gấp 10 lần kali xyanua có ngay trong bếp - Ảnh 1.

Bà Vương chia sẻ về hoàn cảnh của gia đình mình.

Điều kỳ lạ là cả gia đình bà Vương sinh hoạt rất đều đặn, không có thói hư tật xấu, vậy ung thư từ đâu mà ra?

Sau chương trình, các bác sĩ đã tiến hành rất nhiều thí nghiệm phân tích, và cuối cùng đã phát hiện ra một độc tố gây ung thư mạnh, đó là "aflatoxin" trên chiếc thớt mà gia đình bà Vương sử dụng. Thăm khám kỹ lưỡng hơn, họ còn phát hiện có aflatoxin trên đũa gỗ của gia đình bà. Bà thú nhận gia đình mình sử dụng thớt, đũa đã nhiều năm nhưng không thường xuyên rửa, phơi và thay mới nên hình thành nấm mốc từ lâu.

Một gia đình 4 người lần lượt mắc bệnh ung thư: Thủ phạm chính là loại đồ vật chứa chất độc gấp 10 lần kali xyanua có ngay trong bếp - Ảnh 2.

Các chuyên gia phát hiện "aflatoxin" trên chiếc thớt mà gia đình bà Vương sử dụng.

Độc tố Aflatoxin được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào loại chất gây ung thư loại 1. Độc tính của nó gấp 68 lần asen, 10 lần kali xyanua, chỉ cần 1mg là có thể gây ung thư, 20mg trực tiếp gây tử vong. Aflatoxin không mùi, không vị, không màu. Nhiệt độ để có thể tiêu diệt aflatoxin là 280 độ C, chính vì thế phương pháp nấu và chế biến thông thường không thể phá hủy độc tính của chất độc này.

Ngoài thớt gỗ, aflatoxin thường tồn tại trong những vật dụng gây ung thư khác trong gia đình

Chất gây ung thư cực độc này tồn tại rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Bao gồm:

1. Nấm ngâm lâu

Nấm có chứa nhiều protein và chất xơ, không phải là độc tố, tuy nhiên sau một thời gian ngâm nước nấm có thể bị biến chất sinh ra độc tố aflatoxin gây ung thư. Hoặc sinh ra các vi sinh vật gây bệnh.

2. Các loại hạt bị mốc/ đắng

Nếu ăn phải các loại hạt bí, hạt hướng dương vị đắng, bạn cần phải nhổ ra khỏi miệng và súc miệng kịp thời, vì vị đắng của các loại hạt là do độc tố aflatoxin sinh ra trong quá trình ẩm mốc, nếu ăn thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan.

3. Bơ đậu phộng kém chất lượng

Để giảm giá thành, một số cơ sở kinh doanh sử dụng lạc giã nhỏ, thậm chí cả vừng, lạc hư hỏng để làm bơ đậu phộng. Đây chính là nguyên nhân khiến bơ đậu phộng có chứa aflatoxin. Đồng thời, các cơ sở kém chất lượng cũng không thể bảo quản sản phẩm được lâu. Nếu bạn bảo quản không đúng cách thì aflatoxin cũng sẽ sản sinh trong sản phẩm bơ đậu phộng lúc nào không biết.

4. Đậu phộng, ngô dự trữ lâu ngày

Aspergillus flavus dễ sinh sản trong các loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao, chẳng hạn như đậu phộng và ngô. Tinh bột có thể sinh ra nấm Aspergillus flavus, tạo nên độc tố afaltoxin gây ung thư gan.

5. Dầu tự ép kém chất lượng

Nhiều người nghĩ rằng dầu tự ép hoàn toàn được làm bằng tay và nó rất an toàn. Nhưng trên thực tế, một số loại dầu tự ép giá rẻ, bán trôi nổi trên thị trường thường đã được sản xuất bằng đậu phộng hoặc hạt hướng dương bị mốc, từ đó khiến dầu ăn tự ép có chứa aflatoxin. Ngoài ra, quy trình ép dầu ở các xưởng nhỏ hoặc gia đình khá đơn giản và không thể loại bỏ các chất độc hại, gây nguy hiểm cho người dùng.

Làm sao để tránh xa độc tố aflatoxin gây ung thư?

Để tiêu diệt aflatoxin cần nhiệt độ cao 280 độ C, do vậy nhiệt độ sôi thông thường là 100 độ C không thể tiêu diệt được chúng. Nếu muốn tránh xa chúng, bạn phải hình thành thói quen: vứt bỏ hạt mốc, nhổ những loại hạt đắng. Sau khi rửa sạch đũa và thớt, hãy cố gắng phơi thật khô trước khi cất vào tủ, vệ sinh hộp đựng đũa thường xuyên bởi phần đáy hộp dễ bị mốc.

Thớt cần được dùng tách riêng đồ sống và đồ chín. Được làm sạch ngay sau khi sử dụng để tránh các cặn thức ăn bám dính lại.

Các chuyên gia quan sát qua kính hiển vi cho thấy, đũa cũng là vật dụng gây ung thư. Đũa càng sử dụng lâu thì số lượng vi khuẩn càng cao. Đũa đã được sử dụng hơn 6 tháng có thể sinh ra độc tố aflatoxin vì vậy bạn nên thay mới trước thời điểm này.

(Nguồn: QQ, Aboluowang)

Theo Tiểu Vy

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên