Một hiện tượng lạ xảy ra với ngành thép Việt Nam trong tháng 4
Các đại lý đang tích lũy trái vụ trong bối cảnh quý 2 thường là mùa xả hàng. Trong giai đoạn từ tháng 2 – tháng 4, BSC nhận thấy giá thép nội địa chỉ giảm 2%
- 13-05-2024Cùng lúc DN Việt Nam đề nghị điều tra chống bán phá giá HRC, Thái Lan muốn mở rộng các biện pháp CBPG mới đối với thép Trung Quốc
- 06-05-2024Đề nghị doanh nghiệp hợp tác vụ yêu cầu điều tra áp dụng chống bán phá giá thép mạ nhập khẩu
- 02-05-2024Ngành Thép đối diện nhiều thách thức
Báo cáo phân tích mới đây của CTCK BSC nhận định, thị trường thép có các tín hiệu hồi phục trong Tháng 4.
Thứ nhất, sản lượng thép nội địa tháng 4 khả quan, và các đại lý đang tích lũy trái vụ trong bối cảnh quý 2 thường là mùa xả hàng. Cụ thể, BSC ước tính sản lượng thép nội địa miền Bắc trong tháng 4 tăng 30%-35% so với tháng trước, và tăng hơn 40% so với cùng kỳ, tương đương với cùng kỳ năm 2021 – giai đoạn trước khi ngành Bất động sản bị siết chặt.
Thứ hai, do ngành thép Việt Nam nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất nên giá thép nội địa thường biến động tương đương hoặc mạnh hơn giá thép thế giới, đặc biệt là Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong giai đoạn từ tháng 2 – tháng 4, BSC nhận thấy giá thép nội địa chỉ giảm 2% và vẫn giữ ở mức cao hơn vùng giá cân bằng – tháng 10/2023, tháng 10/2022. Bên cạnh đó, các đợt giảm giá diễn ra tương đối nhỏ lẻ (từ 100 – 200 VNĐ/kg/lần giảm). BSC cho rằng biên độ giảm giá hẹp, đi kèm sản lượng tăng mạnh, phần nào cho thấy sức mua đang quay trở lại.
BSC cho rằng diễn biến giá thép sẽ tích cực và trong xu hướng đi lên trong nửa sau năm 2024 và năm 2025.
Tính đến đầu tháng 4, giá thép chạm lại vùng giá đáy của tháng 10/2023 và tháng 11/2022. BSC cho rằng khó có khả năng giá thép tiếp tục giảm thêm và kỳ vọng giá thép sẽ xu hướng đi lên trong nửa sau năm 2024 nhờ thị trường thép nội địa và Trung Quốc hồi phục.
Nhịp sống thị trường