MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một khu vực thu hút 54% doanh nghiệp FDI của cả nước, đem về hàng triệu tỷ đồng doanh thu

Đây là vùng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước.

Theo số liệu thống kê từ Tổng Cục Thống kê, Khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (khu vực FDI) giai đoạn từ 2016 - 2020, nguồn vốn bình quân một doanh nghiệp FDI có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2017 - 2019 và giảm nhẹ năm 2020 (năm 2020 là năm chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19). Năm 2020, nguồn vốn bình quân một doanh nghiệp FDI là 398,9 tỷ đồng, gấp gần 1,2 lần năm 2016 (337,6 tỷ đồng), gấp 9,7 lần bình quân một doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Doanh nghiệp FDI hoạt động rộng khắp trên 62 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ tỉnh Điện Biên). Tại các tỉnh thuộc khu vực Miền núi phía Bắc như Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng cũng có các doanh nghiệp FDI hoạt động mặc dù số lượng không nhiều.

Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng là hai vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, thu hút nhiều nhất doanh nghiệp FDI hoạt động. Địa phương tập trung nhiều nhất các doanh nghiệp FDI đang hoạt động là thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An.

Đây là các địa phương có hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội tốt, giao thông thuận lợi, dịch vụ tín dụng, ngân hàng, thông tin... phát triển nên có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Một khu vực thu hút 54% doanh nghiệp FDI của cả nước, đem về hàng triệu tỷ đồng doanh thu - Ảnh 1.

Nguồn: Tổng Cục Thống kê.

Vùng Đông Nam Bộ luôn dẫn đầu cả nước về thu hút doanh nghiệp FDI, lao động làm việc, nguồn vốn và doanh thu thuần.

Năm 2016, vùng Đông Nam Bộ thu hút 7.568 doanh nghiệp FDI, chiếm 54,0% doanh nghiệp FDI cả nước; thu hút 2.092,7 nghìn lao động, chiếm 50,4% tổng số lao động; thu hút 2498,1 nghìn tỷ đồng vốn, chiếm 49,3% tổng nguồn vốn; tạo ra 2.139,0 nghìn tỷ đồng doanh thu thuần, chiếm 44,5% tổng doanh thu thuần của doanh nghiệp FDI.

Đến năm 2020, vùng này đã thu hút 11.598 doanh nghiệp FDI, chiếm 52,1% tổng số doanh nghiệp FDI, gấp 1,5 lần năm 2016; thu hút 2.282,7 nghìn lao động, chiếm 44,8% tổng số lao động, gấp 1,1 lần năm 2016; thu hút 4.182,6 nghìn tỷ đồng vốn, chiếm 44,7% tổng nguồn vốn, gấp 1,7 lần năm 2016, đạt 3.237,8 nghìn tỷ đồng doanh thu thuần, chiếm 39,7% tổng doanh thu thuần, gấp 1,5 lần năm 2016.

Giai đoạn 2016 - 2020, Vùng Đông Nam Bộ có số doanh nghiệp FDI bình quân tăng 11,3%/năm, gấp 1,6 lần so với bình quân giai đoạn 2011 - 2015; số lao bình quân tăng 2,2%/năm, gấp 1,3 lần; nguồn vốn và doanh thu thuần bình quân tăng tương ứng 13,8%/năm và 10,9%/ năm và cùng gấp 1,7 lần.

Một khu vực thu hút 54% doanh nghiệp FDI của cả nước, đem về hàng triệu tỷ đồng doanh thu - Ảnh 2.

Vùng Đồng bằng sông Hồng thu hút đầu tư FDI đứng thứ hai cả nước về số doanh nghiệp, số lao động, nguồn vốn và doanh thu thuần

Năm 2016, vùng Đồng bằng sông Hồng thu hút 4.408 doanh nghiệp FDI, chiếm 31,5% tổng số doanh nghiệp FDI; thu hút 1.128,7 nghìn lao động, chiếm 27,2% tổng số lao động; thu hút 1.622,4 nghìn tỷ đồng nguồn vốn, chiếm 32,0% tổng nguồn vốn; tạo ra 1.685,7 nghìn tỷ đồng doanh thu thuần, chiếm 35,1% tổng doanh thu thuần.

Đến năm 2020, số doanh nghiệp FDI hoạt động của Vùng đã tăng mạnh đạt 7.584 doanh nghiệp, chiếm 34,1% tổng số doanh nghiệp FDI, gấp 1,7 lần năm 2016; thu hút 1.576,7 nghìn lao động, chiếm 31,0% tổng số lao động, gấp 1,4 lần năm 2016; thu hút 3.159,9 nghìn tỷ đồng nguồn vốn, chiếm 33,8% tổng nguồn vốn, gấp 1,9 lần năm 2016; tạo ra 3.125,3 nghìn tỷ đồng doanh thu thuần, chiếm 38,3% tổng doanh thu thuần, gấp 1,9 lần năm 2016.

Giai đoạn 2016 - 2020, Vùng Đồng bằng sông Hồng có số doanh nghiệp FDI bình quân tăng 14,5%/năm, gấp 1,9 lần so với bình quân giai đoạn 2011-2015; số lao động bình quân tăng 8,7%/năm, gấp 1,8 lần; nguồn vốn và doanh thu thuần bình quân tăng tương ứng 18,1%/năm và 16,7%/năm và cùng gấp 2,3 lần.

Một khu vực thu hút 54% doanh nghiệp FDI của cả nước, đem về hàng triệu tỷ đồng doanh thu - Ảnh 3.

Vốn đầu tư nước ngoài tác động đến thay đổi cơ cấu kinh tế và thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một số địa phương như thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, thành phố Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và Đồng Nai, tác động tích cực đến phát triển của các tỉnh trong vùng và cả nước.

Điển hình thành phố Hải Phòng, Bắc Ninh đã thu hút được nhiều tập đoàn có danh tiếng trên thế giới trong lĩnh vực điện tử, viễn thông như: Canon, Samsung, LG - Electronics... đầu tư và đang hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Điều này tác động tích cực đến xuất khẩu cũng như tạo việc làm tại địa phương và các tỉnh lân cận.

Sự có mặt của nhiều tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới hoạt động ở nhiều lĩnh vực như Samsung, LG, General Electric, Intel, Mitsubishi, Sanofi, Panasonic... đã góp phần đưa Việt Nam từng bước tham gia chuỗi giá trị và sản xuất toàn cầu.

Theo Pha Lê

Phụ nữ số

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên