Một kỹ năng bố mẹ càng dạy sớm, trẻ càng có ưu thế vượt trội khi trưởng thành
Chỉ số thông minh tài chính (FQ - Financial Quotient) là một khía cạnh quan trọng để phát triển tư duy toàn diện ở trẻ em. Tuy nhiên, nhiều người Việt trưởng thành còn cảm thấy khó khăn khi tìm phương pháp giáo dục quản lý tài chính phù hợp cho con.
Vì sao nên dạy trẻ kỹ năng quản lý tài chính?
Bên cạnh chỉ số thông minh (IQ) và chỉ số cảm xúc (EQ), chỉ số thông minh tài chính (FQ - Financial Quotient) là một khía cạnh quan trọng để phát triển tư duy toàn diện ở trẻ em. FQ là khả năng nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của tài chính và sử dụng tài chính vào những mục tiêu đúng đắn. Theo các chuyên gia, việc dạy trẻ em kỹ năng quản lý tài chính từ nhỏ sẽ mang lại cho trẻ nhiều ưu thế trong tương lai.
Một nghiên cứu của ĐH Cambridge (Anh) đã chỉ ra trẻ em khi lên 7 tuổi đã có khả năng nắm bắt được giá trị của đồng tiền và bắt đầu hình thành hành vi tài chính. Trong đó, những đứa trẻ được phép đưa ra quyết định tài chính phù hợp với lứa tuổi có thể hình thành thói quen tích cực trong việc sử dụng tiền, có khả năng lập ngân sách và rèn luyện phản xạ với tiền bạc.
Khi được trang bị những kiến thức cơ bản về tài chính, trẻ sẽ hiểu được giá trị của tiền bạc và có nền tảng vững chắc để phát triển kỹ năng tiết kiệm, chi tiêu và đầu tư thông thái. Đồng thời, việc tiếp cận với tài chính từ nhỏ cũng giúp trẻ biết trân trọng sức lao động, sống trách nhiệm và tự lập hơn để đạt được thứ mình mong muốn.
Bên cạnh đó, trẻ hiểu đúng về tiền từ sớm, khi trưởng thành con sẽ có khả năng đảm bảo tài chính cá nhân ổn định, giảm thiểu rủi ro do thiếu kiến thức và thiếu sự chuẩn bị. Dạy trẻ tư duy tài chính tích cực chính là một khoản đầu tư cho tương lai, cha mẹ có thể yên tâm khi con tự tin đưa ra các quyết định tài chính quan trọng cho chính mình và gia đình.
Bí quyết giáo dục quản lý tài chính hiệu quả
Khi trẻ ở giai đoạn tiểu học (6-10 tuổi), bố mẹ có thể bắt đầu từ với việc cho các con tiếp xúc với các mệnh giá tiền và giải thích về giá trị, mục đích sử dụng tiền. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên cởi mở, tận dụng các tình huống đời thường như thanh toán tiền điện nước, lập ngân sách chi tiêu hàng tháng để nói chuyện về tiền bạc với con.
Đến giai đoạn con học Trung học cơ sở (11-15 tuổi) là lúc cha mẹ có thể cùng con lập kế hoạch chi tiêu theo tuần, phân bổ tiền bạc theo mục đích cá nhân. Tạo lập cho con thói quen tiết kiệm cũng là hoạt động cần thiết trong giai đoạn này, bằng cách khuyến khích trẻ tiết kiệm từ tiền thưởng học tập, tiền lì xì Tết,…
Ngoài ra, bố mẹ nên giới thiệu các khái niệm nâng cao hơn như tài khoản ngân hàng, tiền tiết kiệm, thẻ thanh toán cũng như cách sử dụng các phương thức thanh toán, thao tác trên các ứng dụng ngân hàng.
Một cách hay để con chủ động trong thực hành quản lý tài chính cá nhân, vận dụng lý thuyết vào thực tế chính là trao quyền cho trẻ được tự quyết về cách sử dụng tiền. Tuy nhiên nhiều cha mẹ vẫn lo ngại để con cầm tiền sớm sẽ xảy ra nhiều rủi ro liên quan đến việc chi tiêu chưa hợp lý, khó kiểm soát trẻ.
Thấu hiểu tâm tư và khúc mắc của các bậc phụ huynh, ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank) đã ra mắt dịch vụ Techcombank Family hỗ trợ liên kết tài khoản ngân hàng của cha mẹ với tài khoản ngân hàng của con.
Là sản phẩm tiên phong trên thị trường Việt Nam, Techcombank Family hướng đến việc hỗ trợ phát triển tư duy tài chính sớm cho trẻ em, thông qua việc trao quyền cho trẻ được quản lý tài khoản riêng dưới sự hướng dẫn và quản lý của cha mẹ.
Techcombank Family thiết kế lộ trình từng bước để bố mẹ có thể dễ dàng đồng hành cùng con: Đăng ký – Thiết lập tính năng - Quản lý chi tiêu của con ngay trên ứng dụng Techcombank Mobile với những thao tác đơn giản: Chuyển tiền vào tài khoản của con định kỳ, linh hoạt cài đặt hạn mức giao dịch và theo dõi hoạt động chi tiêu của con…
Khi được cha mẹ mở tài khoản thanh toán với tính năng Techcombank Family, trẻ em từ 11 tuổi trở lên được chủ động truy cập tài khoản mang tên mình, với thông tin đăng nhập độc lập, để tự quản lý kế hoạch tài chính, tự chủ chi tiêu trong hạn mức bố mẹ đã thiết lập sẵn.
Từ việc được sử dụng tài khoản cá nhân, trẻ sẽ học về chi tiêu, cách quản lý "ngân sách" mình đang có từ những khoản tiền như bố mẹ cho tiêu vặt, tiền thưởng khi làm việc tốt…. Từ đó, con nắm bắt được nhu cầu chi tiêu của bản thân hàng ngày, và số tiền đang có trong tài khoản, có những khái niệm về thu – chi, lựa chọn khoản chi nào cho hiệu quả nhất và làm quen dần với bài học tiết kiệm.
Với bố mẹ Việt hiện đại, việc giáo dục cho con sử dụng tiền đúng đắn không còn quá khó khi có sự đồng hành của Techcombank Family, góp phần giúp thế hệ tương lai tiếp cận kiến thức tài chính và tạo lập nền tảng quản lý gia sản ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Thông tin thêm về tính năng Techcombank Family có thể tham khảo tại đây.
Tổ Quốc