Một loại gia vị "sản vật trời ban" của Việt Nam được ví như "thuốc chống ung thư tự nhiên", hạ đường huyết hiệu quả
Loại gia vị này rất phổ biến, giúp tăng hương vị món ăn và còn là một vị thuốc quý trong đông y.
- 15-10-2023Loại quả "đen vỏ đỏ lòng" giá lên đến 137 triệu đồng/quả vẫn đắt khách, hiếm đến mức cung không bao giờ đủ cầu
- 12-10-20235 loại cây vừa dễ trồng vừa là “thần hộ mệnh”, hấp thụ bụi mịn, khử mùi hôi, giúp gia chủ ngủ ngon
- 09-10-20235 thực phẩm giúp “lão hóa chậm”, sau 50 tuổi thường xuyên ăn thì vừa trẻ lâu, vừa ngăn ngừa đủ thứ bệnh
Quế chính là vỏ của cây quế chi, có mùi thơm và hương vị độc đáo. Vì thế quế được dùng như một loại gia vị góp phần làm tăng thêm mùi hương của món ăn. Ngoài ra, loại cây này còn được xem bài thuốc quý có thể chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau.
Cây quế thuộc loại cây thân gỗ lớn, có độ cao từ 10 đến 20 mét và có thể sống đến hàng trăm năm; lớp vỏ ở thân nhẵn, màu nâu nhạt. Lá cây mọc so le, cuống ngắn và mỗi lá có 3 gân vàng hình cung. Hoa của cây quế đơn nhỏ và thường mọc thành chùm, ra hoa vào tháng 4 đến tháng 7, có quả vào tháng 10 đến tháng 12.
Đây là loại cây thích ánh sáng, chịu bóng, dễ thích nghi với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Nó sinh trưởng được trên đất ẩm, mụn và tơi xốp. Nhờ có bộ rễ dài có thể đâm sâu xuống đất, vì thế mà khi có gió bão cây sẽ không bị lật đổ. Quế được xem như 1 "sản vật trời ban" cho Việt Nam. Theo Bộ Công Thương, diện tích trồng cây quế ở Việt Nam đạt khoảng 150.000 ha, chiếm 17% diện tích quế toàn cầu, tập trung ở các tỉnh như: Cao Bằng, Yên Bái, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Quảng Nam, Khánh Hòa,… Hiện Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu quế đứng thứ ba thế giới về sản lượng, sau Indonesia và Trung Quốc.
Theo thống kê của các chuyên gia dinh dưỡng, 1 muỗng bột quế chứa: 19 Calo, 4g chất xơ. Trong đó có 68% Mangan, 8% Canxi, 4% sắt, 3% hợp chất và lợi khuẩn thực vật có lợi cho sức khỏe như chất chống Oxy hóa, Flavonoid, Cinnamate...
Trong đông y quế được chia thành 3 loại khác nhau:
- Quế nhục: Lấy từ vỏ của thân cây hay cành to dày.
- Quế tâm: Được gọt bỏ phần thô ráp bên ngoài, chỉ lấy lớp vỏ mịn bên trong.
- Quế thông: Đây chính là quế được làm từ phần lõi của thân và cành lớn.
Vỏ quế có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe:
1.Hạ đường huyết
Theo nghiên cứu của Đại học Baghdad (Iraq), 25 người tình nguyện tham gia đã tiêu thụ 1g quế mỗi ngày trong 12 tuần, giảm 17% lượng đường trong máu lúc đói. Các nhà nghiên cứu kết luận, quế có tác dụng hạ đường huyết lúc đói ở bệnh nhân tiểu đường type 2, cải thiện các dấu hiệu căng thẳng oxy hóa. Quế cũng hỗ trợ chống bệnh tiểu đường và chất chống oxy hóa, mang lại lợi ích cho người bệnh.
Một nghiên cứu khác của Mỹ đăng trên trên Tạp chí của Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng cũng cho thấy, quế còn làm giảm nồng độ đường glucose dài hạn hoặc HbA1C (lượng đường glucose gắn với hemoglobin trong các tế bào hồng cầu) ở bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, quế hữu ích trong kiểm soát đường huyết nhưng không thể thay thế cho các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường truyền thống.
2. Thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ giảm cân
Quế chứa tinh dầu cinnamaldehyde, có tác dụng đẩy nhanh quá trình trao đổi chất giúp cho lượng calo dư thừa bị đốt cháy nhanh hơn và lượng mỡ sẽ giảm đi đáng kể. Ngoài ra, quế còn giúp mang lại cảm giác no nhanh hơn, giúp bạn giảm đi lượng thức ăn nạp vào cơ thể hằng ngày. Các nghiên cứu này được cho là tín hiệu tốt cho những người đang cố gắng giảm cân để có được vóc dáng như mong muốn.
3. Chống lại ung thư
Tại phòng thí nghiệm trên động vật và các tế bào ung thư, quế đã cho thấy nhiều hứa hẹn về khả năng làm chậm sự phát triển ung thư và thậm chí tiêu diệt các tế bào khối u. Nghiên cứu được công bố bởi Bộ Nông Nghiệp Mỹ cho thấy quế có tác dụng khống chế sự sinh sôi của các tế bào ung thư bạch cầu.
Ngoài ra, chất xơ và canxi trong quế giúp loại bỏ các dịch mật thừa, ngăn ngừa những ảnh hưởng không tốt với tế bào ruột, từ đó giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
Cho đến nay, tác dụng này đang được nghiên cứu kỹ lưỡng với hy vọng sẽ mở ra thêm một phương thuốc mới trong việc chữa hoặc ngăn ngừa ung thư.
4. Hỗ trợ điều trị bệnh hô hấp
Quế cũng giúp điều trị cảm cúm, đau họng và chứng xung huyết, tăng cường đề kháng, giảm các bệnh truyền nhiễm. Những người bị cảm lạnh, ho dai dẳng, viêm xoang nên dùng ăn hỗn hợp 1 thìa mật ong trộn với 1/4 thìa quế hằng ngày trong 3 ngày liên tục để cải thiện tình trạng.
Với khả năng chống khuẩn, chống nấm, chống vi rút, chống các vật ký sinh và là chất khử trùng nên quế rất hữu hiệu trong việc chống viêm nhiễm cả bên trong và ngoài. Quế được xem là rất hiệu quả trong việc chống lại bệnh nấm âm đạo, nấm vòm họng, ngừa bệnh viêm nhiễm vùng âm đạo, nhiễm trùng vòm họng, loét dạ dày và chấy trên đầu.
Phụ nữ số