Một loại hạt bất ngờ được Trung Quốc lùng sục khắp thế giới, là mặt hàng có nguy cơ rơi vào khủng hoảng sau gạo
Trung Quốc đang cạnh tranh với Ai Cập trở thành nước nhập khẩu lớn nhất thế giới.
- 13-10-2023Xe điện tại Mỹ quý 3 phá kỷ lục doanh số: Tesla mất thị phần, nhiều ông lớn tăng trưởng 3 chữ số - VinFast chiếm bao nhiêu?
- 13-10-2023Bị chê chậm làm xe điện, Toyota chính thức công bố thời điểm đưa pin 1.000 km ra thị trường, sạc nhanh lên 80% pin chỉ trong vòng 10 phút
- 12-10-2023Xuất khẩu "kim cương đen" của Việt Nam lập kỷ lục trong tháng 9, sản lượng và kim ngạch tăng trưởng 3 chữ số chỉ trong 1 tháng
- 11-10-2023Xuất khẩu một mặt hàng sang Hàn Quốc lập kỷ lục tăng trưởng hơn 2.000 lần chỉ trong 1 tháng, là kho báu trời ban cho Việt Nam
Trung Quốc đang lùng sục nguồn cung lúa mì trên toàn cầu, với lượng nhập khẩu hàng năm đang trên đà đạt mức kỷ lục. Nguyên nhân là do quốc gia này đang cố gắng tìm kiếm nguồn cung giá rẻ sau khi mưa lớn làm ảnh hưởng tới vụ mùa trong nước.
Theo các thương nhân tại quốc gia này, sau đợt tăng giá lúa mì của Úc vào hồi đầu năm, số lượng lớn đã được đặt mua từ các nhà cung cấp lớn khác bao gồm Mỹ, Canada và Pháp.
Trước đó vào cuối tháng 9, giá lúa mì đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm. Mặc dù điều đó báo hiệu nguồn cung hiện đang dồi dào, nhưng nhu cầu ngày càng tăng của Trung Quốc tạo thêm yếu tố bất ổn cho chuỗi cung ứng ngày càng trở nên dễ bị tổn thương trước xung đột giữa Nga – Ukraine và các chính sách phòng vệ thương mại.
Ông Darin Friedrichs, đồng sáng lập của Sitonia Consulting, cho biết: “Nhập khẩu lúa mì của Trung Quốc sẽ tăng mạnh trong thời gian tới và chắc chắn sẽ vượt hạn ngạch hàng năm”.
Bắc Kinh sử dụng hạn ngạch để quản lý nhập khẩu các mặt hàng chủ lực như lúa mì. Hạn ngạch cho phép nhập khẩu 9,636 triệu tấn ngũ cốc mỗi năm với mức thuế 1%, với 90% phân bổ dành cho các công ty thuộc nhà nước. Nếu trên mức trần đó, mức thuế sẽ tăng lên 65%, một mức thường nằm ngoài tầm với của người mua tư nhân.
Trong nhiều năm, hạn ngạch không bao giờ được sử dụng hết. Nhưng điều đó đã thay đổi vào năm 2020 khi thỏa thuận thương mại của Bắc Kinh với Mỹ thúc đẩy hoạt động mua hàng từ Mỹ. Năm ngoái, tổng lượng nhập khẩu đạt kỷ lục 9,96 triệu tấn do người mua sử dụng lúa mì thay thế thành phần khác trong thức ăn chăn nuôi và người dân Trung Quốc ăn nhiều bánh mì hơn. Trung Quốc hiện đang cạnh tranh với Ai Cập với tư cách là nhà nhập khẩu đứng đầu thế giới.
Tổng sản lượng nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm 2023 đã đạt 9,56 triệu tấn, với hơn 60% có nguồn gốc từ Úc. Các thương nhân cho biết người mua đang khảo sát vụ thu hoạch sắp tới của quốc gia Nam bán cầu này để tìm nguồn cung trong tương lai, cũng như theo dõi tình trạng cây trồng ở các nước có khả năng thay thế như Kazakhstan.
Luôn quan tâm đến việc đảm bảo an ninh lương thực cho hơn 1 tỷ dân của mình, Bắc Kinh rất muốn tăng cường dự trữ ngũ cốc, đặc biệt là trong bối cảnh xung đột ở Ukraine - một nước xuất khẩu lớn khác và những đợt thời tiết khắc nghiệt ngày càng diễn ra thường xuyên hơn.
Ông Arlan Suderman, Trưởng bộ phận nghiên cứu hàng hóa tại StoneX Financial cho biết hoạt động mua hàng gần đây của Trung Quốc phần lớn gắn liền với các vấn đề thời tiết mà nước này gặp phải khi vụ mùa năm nay đến gần thu hoạch. Ông ước tính rằng những cơn mưa dai dẳng đã làm giảm chất lượng từ 30 triệu đến 40 triệu tấn lúa mì.
Suderman cho biết: “Điều đó làm tăng nhu cầu Trung Quốc mua lúa mì xay xát chất lượng cao hơn từ thị trường thế giới để trộn với lúa mì của chính họ nhằm đáp ứng các mục tiêu về chất lượng thực phẩm”.
Theo dữ liệu chính thức, vụ lúa mì mùa hè của Trung Quốc, chiếm phần lớn vụ thu hoạch, đã giảm 0,9% xuống 134,53 triệu tấn trong năm nay. Đó là sự suy giảm đầu tiên trong vòng 7 năm qua.
Theo Bloomberg, FT
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư