Một loại nông sản của Việt Nam cực kỳ đắt khách tại Vương quốc dầu mỏ: Giá giảm xuống mức kỷ lục, Việt Nam xuất khẩu đứng đầu thế giới
Giá xuất khẩu mặt hàng này đã giảm hơn 700 USD/tấn so với cùng kỳ.
- 21-09-2023Nga bất ngờ tăng nhập khẩu một mặt hàng của Việt Nam gấp 4 lần trong 8 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu đứng thứ 3 thế giới
- 19-09-2023Một mặt hàng của Nga bất ngờ vào danh sách trừng phạt mới của châu Âu: Là mặt hàng đắt đỏ bậc nhất hành tinh, sản lượng của Nga đứng đầu thế giới
- 19-09-2023Campuchia đang mạnh tay 'gom' mặt hàng này của Việt Nam: Giá giảm xuống mức kỷ lục, là thứ đang gây sốt trên toàn cầu
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong tháng 8/2023 đạt 60.584 tấn và thu về hơn 333,8 triệu USD, tăng 10,8% về lượng và tăng 9,7% về trị giá so với tháng 7/2023. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, mặt hàng này đã thu về 2,27 tỷ USD với 395.598 tấn, tăng 15,5% về lượng và tăng 11,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Giá xuất khẩu bình quân ghi nhận giảm so với cùng kỳ năm 2022, đạt 5.760 USD/tấn, giảm 4%.
Xét về thị trường, một quốc gia Trung Đông được mệnh danh là “trùm” dầu mỏ của thế giới đang tăng mạnh nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam. Cụ thể trong tháng 8/2023, xuất khẩu hạt điều sang Saudi Arabia đạt 1.172 tấn với kim ngạch hơn 6,3 triệu USD, tăng 118% về lượng và tăng 90% về trị giá so với tháng 8/2023. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, quốc gia Trung Đông này đã nhập khẩu 8.667 tấn điều của Việt Nam với kim ngạch hơn 50,32 triệu USD, tăng 58% về lượng và tăng 40,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Đáng nói giá xuất khẩu điều bình quân vào thị trường này đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022, đạt 5.806 USD/tấn, giảm mạnh so với 6.653 USD/tấn trong 8T/2022.
Tuy nhiên tỷ trọng xuất khẩu sang quốc gia Trung Đông chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu xuất khẩu hạt điều của Việt Nam dù ghi nhận mức tăng trưởng lớn.
Về sản lượng của Việt Nam, trong năm 2022, tổng diện tích điều cả nước duy trì ổn định 305.000 ha. Năng suất bình quân đạt 1,25 tấn/ha, sản lượng điều thô (hạt khô) ước đạt 370.000 tấn.
Tỉnh Bình Phước được xem là “thủ phủ” điều của Việt Nam, chiếm hơn 50% lượng điều chế biến xuất khẩu của cả nước. Trên địa bàn tỉnh có 1.416 cơ sở chế biến điều, mỗi năm đóng góp 27% - 45% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Năm 2022, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Bình Phước đạt 1,045 tỷ USD.
Với sản lượng điều chỉ đáp ứng khoảng 30% nguyên liệu cho nhu cầu chế biến từ các doanh nghiệp, do đó Việt Nam vẫn phải tăng cường nhập khẩu điều từ các quốc gia khác như Campuchia, Bờ Biển Ngà, Ghana và Indonesia,… Trong năm 2022, Việt Nam nhập khẩu gần 1,9 triệu tấn điều với kim ngạch hơn 2,6 tỷ USD.
Năm 2022, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt gần 520 ngàn tấn, giảm 10,3% về lượng và giảm hơn 15% về giá trị so với năm 2021. Tuy nhiên, với hơn 3 tỷ USD thu về, ngành điều Việt Nam vẫn giữ vị trí số 1 thế giới về công nghệ và sản lượng điều nhân xuất khẩu, chiếm khoảng 80% thương mại điều nhân toàn cầu.
Theo đại diện Hiệp hội Điều Việt Nam, những tháng cuối năm 2023 cho đến quý 1/2024, tăng trưởng của ngành điều tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Hiệp hội điều chỉnh mục tiêu kim ngạch xuất khẩu nhân điều năm nay đạt 3,05 tỷ USD, giảm 50 triệu USD so với kế hoạch đã đề ra trước đó và thấp hơn 750 triệu USD so với chỉ tiêu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra cho ngành điều từ đầu năm.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư