Một loại 'vàng đen' của Việt Nam bất ngờ được quốc gia Đông Nam Á mua mạnh tay với giá siêu rẻ, xuất khẩu tăng đột biến hơn 27.000%
Giá xuất khẩu mặt hàng này đã giảm hơn 40% so với cùng kỳ năm 2022.
- 23-12-2023Loại cá tỷ đô từ Việt Nam khiến giới nhà giàu Trung Quốc 'mê như điếu đổ': xuất khẩu hơn 100 quốc gia, mỗi tháng thu về hàng trăm triệu USD
- 23-12-2023Khi vua trái cây Việt Nam lên ngôi vương 2023: Được người Trung Quốc đam mê ‘không lối thoát’, phá kỷ lục trở thành ‘kho báu’ xuất khẩu tỷ USD
- 22-12-2023Loại củ bán đầy chợ Việt đang khiến cả châu Á chao đảo: giá tăng vọt sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ, người buôn than vãn 'chẳng tìm được hàng để bán'
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu than của Việt Nam trong tháng 11 đạt 141.216 tấn, tương đương 35,3 triệu USD, tăng 44,2% về lượng và tăng 33,5% về trị giá so với tháng trước. So với tháng 11/2022, xuất khẩu than tháng này tăng 60,5% về lượng và tăng 9,3% về giá trị.
Lũy kế 11 tháng đầu năm, xuất khẩu than đạt 673.658 tấn, tương đương 211,3 triệu USD, giảm 41,2% về lượng và giảm 46,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Trong tháng 5/2023, giá than xuất khẩu đã lập đỉnh trong giai đoạn 2020 đến nay với 419 USD/tấn. Tuy nhiên giá mặt hàng này lại liên tiếp lao dốc, chỉ đạt 250 USD/tấn vào tháng 11, mức thấp nhất kể từ đầu năm. Bình quân 11T/2023, giá than xuất khẩu ở mức 313,6 USD/tấn, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Về thị trường, Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam, chiếm 50,4% về lượng và 49% về kim ngạch trong tổng lượng xuất khẩu 11 tháng năm 2023. Đứng phía sau lần lượt là Nam Phi và Hà Lan.
Xuất khẩu than sang các thị trường chính vẫn chứng kiến mức giảm sâu, tuy nhiên, Philippines lại đang đẩy mạnh mua mặt hàng này của Việt Nam trong những tháng qua.
Cụ thể, xuất khẩu than vào thị trường này trong 11 đạt 27,5 nghìn tấn, kim ngạch đạt 6,2 triệu USD. Trong khi đó, tháng 11 năm 2022, quốc gia này không thực hiện hoạt động nhập khẩu.
Tính chung 11 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu sang Philippines 55.219 tấn than các loại, tương đương 12,6 triệu USD, tăng đột biến 27.500% về lượng và 15.400% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng nhập khẩu trong 11T/2023 đã gấp 114 lần tổng lượng cả năm 2022.
Tỷ trọng xuất khẩu than các loại sang Philippines chỉ chiếm 8,2% về lượng và 6% về kim ngạch. Tuy nhiên đây là thị trường này đã có sự tăng trưởng mạnh nhất trong 11 tháng năm 2023.
Bên cạnh đó, giá xuất khẩu bình quân 11 tháng sang thị trường này chỉ đạt 229 USD/tấn, giảm mạnh 43,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Là quốc gia vốn phụ thuộc rất lớn vào than đá để sản xuất điện, Philippines chủ yếu nhập khẩu mặt hàng này từ Indonesia, phần còn lại nhập khẩu từ Australia và Việt Nam.
Theo số liệu của chính phủ, gần 70% trong tổng số 42,5 triệu tấn than tiêu thụ tại Philippines vào năm 2020 là than nhập khẩu.
Bộ Năng lượng Philippines cho biết vào năm 2021, trung bình mỗi tháng quốc gia này nhập khẩu 2,3 triệu tấn từ Indonesia để cung cấp cho các nhà máy điện của mình.
Hồi đầu năm 2022, Indonesia ra lệnh cấm xuất khẩu than, khiến Philippines phải xoay sở tìm kiếm các nhà cung cấp khác, trong đó có Việt Nam.
Về phía Việt Nam, khoáng sản chiếm tỷ trọng cao trong công nghiệp, dùng làm nhiên liệu, năng lượng, công nghệ khí hóa, hóa lỏng… Theo báo cáo mới nhất, Việt Nam là một trong 5 nền kinh tế có mức tiêu thụ than đá cao nhất ở Đông Nam Á.
Theo Tổng cục Thống kê, trữ lượng than đá tại Việt Nam có khoảng 50 tỷ tấn. Quảng Ninh là mỏ than quan trọng bậc nhất tại Việt Nam. Các mỏ than tại đây bắt đầu được đưa vào khai thác từ năm 1839. Trữ lượng lên tới 8.7 tỉ tấn cùng vị trí sát biển thuận tiện cho việc vận chuyển than đến thị trường quốc tế đã giúp cho Quảng Ninh trở thành khu vực khai thác than hàng đầu cả nước.
Năm 2022, ngành than xuất khẩu được 1,2 triệu tấn, với trị giá 411 triệu USD; tuy nhiên lượng nhập khẩu về lên tới 31,9 triệu tấn, trị giá 7,16 tỷ USD. Nguyên nhân là than xuất khẩu chủ yếu phục vụ sản xuất thép, trong khi trong khi nhu cầu trong nước là sản xuất nhiệt điện.
Than dành cho xuất khẩu là than chất lượng cao, giá trị cao. Than xuất khẩu chủ yếu là than cục, than cám (cám 1, 2 và 3), loại than chất lượng cao được sản xuất đồng thời với chủng loại than khác theo dây chuyền công nghệ. Đây là loại than trong nước không có nhu cầu sử dụng, hoặc sử dụng không hết và còn dư.
Nhịp sống thị trường