Hàn Quốc bất ngờ xuất hiện một loạt triệu phú nhờ làm nhân viên tại tập đoàn 'chaebol'
Khi chính thức lên sàn chứng khoán vào tháng 7, 207 nhân viên của SK Biopharmaceuticals đã nhận được khoảng 119,9 tỷ won (105 triệu USD) cổ phiếu theo kế hoạch sở hữu cổ phần của công ty này.
- 05-09-2020Bên trong cuộc chiến giao hàng ở Hàn Quốc: Startup đối đầu chaebol
- 19-08-2019Chaebol Hàn Quốc “chịu đòn” từ chiến tranh thương mại: Samsung, SK, Lotte... đồng loạt tụt dốc không phanh, lợi nhuận bị "cuốn bay" mất cả một nửa
- 17-07-2019Cuộc chiến khốc liệt của các "hoàng tử" hé lộ góc khuất đáng sợ trong những chaebol đình đám Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc, nơi một số gia đình quyền lực kiểm soát hầu hết các ngành công nghiệp và thế hệ Y đang phải chật vật với triển vọng việc làm, thì việc giàu lên nhanh chóng không hề dễ dàng.
Do đó, khi nhà sản xuất thuốc SK Biopharmaceuticals Co. – công ty thuộc sở hữu của 1 trong những tập đoàn lớn nhất nước này là SK Group, chính thức niêm yết, thì điều nổi bật không chỉ là khả năng tạo ra khối tài sản lớn cho 1 phần nhân sự của họ mà còn là về tốc độ trở nên giàu có. Một số người cho rằng đó là dấu hiệu cho thấy mọi thứ có thể đang thay đổi ở Hàn Quốc.
Khi chính thức lên sàn chứng khoán vào tháng 7, 207 nhân viên của SK Biopharmaceuticals đã nhận được khoảng 119,9 tỷ won (105 triệu USD) cổ phiếu theo kế hoạch sở hữu cổ phần của công ty này. Nếu được chia đều, mỗi người trong đó đã nhận được khoảng 11.820 cổ phiếu, hiện có giá trị tương đương 1,5 triệu USD sau khi cổ phiếu tăng vọt.
Theo các điều khoản của chương trình này, cổ phần không được phép bán ra trong 1 năm sau khi chính thức niêm yết, nhưng quy định trên lại không áp dụng cho những người đã thôi việc. Một số người trong đó đã nhanh chóng tận dụng cơ hội này, theo một đại diện công ty, người này từ chối tiết lộ lượng cổ phiếu mà mỗi nhân viên nhận được và bao nhiêu người đã nghỉ việc.
Các tập đoàn thuộc sở hữu gia đình của Hàn Quốc Quốc – thường được gọi là "chaebol", thường bị coi là tác nhân góp phần khiến khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng do vị thế áp đảo và thống trị của họ trong các ngành công nghiệp và việc nắm quyền diễn ra qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, những người làm việc cho các công ty có kế hoạch tặng cổ phần cho nhân viên có thể tìm thấy con đường để phát triển. Theo quy định của Hàn Quốc, họ có quyền nhận mức ưu đãi tối đa là 20% cổ phần được phát hành trong đợt IPO.
Trong trường hợp của SK Biopharmaceuticals, các nhân viên đã nhận được 2,4 triệu trong số 3,9 triệu cổ phiếu được phát hành để đặt mua.
Chung Sun-sup – CEO công ty nghiên cứu doanh nghiệp Chaebul.com, cho biết: "Trước năm 2000, rất hiếm khi nhân viên hoặc thậm chí giám đốc điều hành sở hữu cổ phần của công ty. Thậm chí, người ta còn cho rằng nhân viên nắm giữ cổ phần của công ty gây khó khăn cho quyền sở hữu."
Ông nói thêm: "Sau khi chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, ngày càng nhiều lãnh đạo doanh nghiệp bắt đầu nghĩ đến việc tạo điều kiện cho nhân viên nắm giữ cổ phần để họ có động lực hơn trong việc đóng góp vào sự phát triển của công ty. Giờ đây, ý tưởng này đang được đón nhận rộng rãi hơn."
Mặc dù các đợt IPO thường không tạo đà tăng lớn cho tài sản của các nhân viên ở Hàn Quốc – khác với Trung Quốc, nơi các công ty niêm yết với định giá cao chót vót có thể tạo ra nhiều triệu phú chỉ sau 1 đêm, thì trường hợp của SK Biopharmaceuticals lại là khác biệt. Có 2 lý do, đó là số lượng người lao động trong chương trình sở hữu cổ phần lại tương đối nhỏ và thương vụ niêm yết này đã trở nên đặc biệt hơn khi nhà đầu tư trong năm nay đã đổ xô vào các công ty công nghệ sinh học.
Trong đợt IPO này, SK Biopharmaceuticals huy động được 953 tỷ won và là thương vụ niêm yết lớn nhất Hàn Quốc trong 3 năm trở lại đây. Cổ phiếu của công ty này đã tăng hơn gấp đôi ngay trong phiên giao dịch đầu tiên.
Han Byung-hwa, nhà phân tích tại Eugene Investment & Securities Co. cho biết: "Lượng cổ phiếu phát hành không nhiều và điều đó đã đẩy mức giá lên cao hơn dự kiến."
Dẫu vậy, đợt niêm yết này cũng là một lời nhắc nhở về tình trạng mất cân bằng ở Hàn Quốc. Nhân viên của SK Biopharmaceuticals sở hữu 3% cổ phần; SK Holdings Co. nắm giữ ¾ cổ phần, và chủ tịch Chey Tae-won là cổ đông lớn nhất. Với khối tài sản ước tính khoảng 2,3 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index, ông là một trong những người giàu nhất Hàn Quốc. Trong khi vợ của ông – đang trong quá trình ly hôn, đang yêu cầu sở hữu 42,3% cổ phần trong công ty. Theo đó, bà sẽ trở thành cổ đông lớn thứ 2 của SK Holdings.
Trong khi đó, việc có bước tiến trong sự nghiệp tại Hàn Quốc thậm chí còn trở nên khó khăn hơn vì cuộc khủng hoảng Covid-19 – vốn đã gây tổn hại cho nền kinh tế nước này. Xuất khẩu lao dốc khiến GDP giảm 3,3% trong quý II, trong khi số người thất nghiệp tăng 8% trong tháng 6 so với năm trước. Mọi thứ còn khó khăn hơn đối với những người tham gia lực lượng lao động: Tỷ lệ thất nghiệp của những người từ 15 đến 29 tuổi đạt gần 11% - cao nhất kể từ năm 1999 – khi trải qua cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.
Ngược lại với những khó khăn đó, gần đây, có những dấu hiệu cho thấy một số người tại Hàn Quốc vẫn chứng kiến khối tài sản tăng lên nhanh chóng. Kakao Games Corp. – niêm yết hồi tháng 9, cũng chia cổ phần trị giá 36,5 tỷ won cho một bộ phận sở hữu cổ phiếu của các nhân viên. Tính đến ngày 30/6, công ty này có 346 nhân sự tính đến ngày 30/6 và một số nhân viên thuộc các công ty con cũng được nhận ưu đãi cổ phiếu.
Trong khi thương vụ niêm yết của Kakao dường như có khả năng sinh lời lớn, thì chỉ có 1 số giám đốc điều hành mới thực sự trở nên giàu có. Đồng CEO của Kakao Games nắm giữ cổ phần lớn nhất trong công ty này hiện sở hữu khối tài sản 103 triệu USD.
Park Ju-gun – chủ tịch cơ quan giám sát doanh nghiệp CEOScore, nhận định: "Khó để nói rằng quy định này là nhằm phân phối tài sản từ những người giàu nhất cho đến người nghèo. Tuy nhiên, nó có chức năng như 1 chất xúc tác để thúc đẩy năng suất lao động và mang lại hy vọng cho nhân viên, đặc biệt là tại các công ty và dự án mới."
Tham khảo Bloomberg