MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một luật "chia đôi", đại biểu sợ "rối"

Nhiều đại biểu Quốc hội đã thể hiện sự băn khoăn nếu chia đôi Luật Giao thông đường bộ.

Sáng nay (16/11), Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).

So với Luật Giao thông đường bộ 2008, nội dung bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ được tách ra để xây dựng thành dự án Luật riêng - Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Còn dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) tập trung quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường bộ, vận tải đường bộ và quản lý Nhà nước về giao thông đường bộ.

Chưa mang tính tổng thể, đồng bộ, thống nhất

Trong phần thảo luận sáng nay, theo đại biểu Phan Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng trong hơn 10 năm qua, Luật Giao thông đường bộ thể hiện nhiều hạn chế thiếu sót trong quá trình thực hiện, nên cần phải sửa đổi cho phù hợp với tình hình hiện nay. Song việc tách nội dung an toàn giao thông đường bộ ra khỏi Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) là chưa mang tính tổng thể, đồng bộ, thống nhất.

Một luật chia đôi, đại biểu sợ rối - Ảnh 1.

Đại biểu Phan Văn Hòa (Đồng Tháp)

"Nếu giao thông đường bộ không có quy tắc giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ cũng như như người đi bộ thì những quy định trong Luật Giao thông đường bộ khó thực hiện được. Ví dụ phương tiện giao thông đường bộ mà không có con người điều khiển, con người tham gia lưu thông thì làm gì có vi phạm và làm gì có TNGT xảy ra", ông Hòa nhấn mạnh.

"Sửa 1 luật thay vì tách 2 luật mới"

Còn khi nếu ý kiến thảo luận, đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) cho rằng hơn 10 năm qua, khi thực hiện Luật GTĐB, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chịu trách nhiệm quản lý tổng thể, toàn diện, xuyên suốt, góp phần quan trọng cho phát triển, đầu tư mạng lưới giao thông đường bộ. Công tác đảm bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật có những tiến bộ tích cực dù vẫn còn khó khăn.

Theo đại biểu đoàn Quảng Trị, những vấn đề còn bất cập, thiếu quy định để thực hiện Luật GTĐB hiện hành, thì Quốc hội cần xem xét, sửa đổi cho phù hợp ngay trong nội hàm Luật hành thay vì tách thành 2 luật mới.

Một luật chia đôi, đại biểu sợ rối - Ảnh 2.

Đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị)

"Giao thông đường bộ là một hệ thống nhất được liên kết chặt chẽ giữa các yếu tố kết cấu hạ tầng, phương tiện giao thông, người điều khiển, người tham gia giao thông và quy tắc giao thông đường bộ. Nếu trong trường hợp cả 2 Bộ cùng tham giam quản lý, thì khi có vụ việc xảy ra thì bên nào sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp? Nếu tách luật sẽ phá vỡ kết cấu, vốn đã hợp lý, logic hay nói rộng ra là phá vỡ những quy luật, nền tảng, hệ thống phát luật nước nhà, tạo tiền đề hết sức nguy hiểm trong xây dựng pháp luật", đại biểu Đức Thắng nói.

Đại biểu Đức Thắng khẳng định, trong trường hợp tách thì sẽ không giữ tên là "Luật giao thông đường bộ" mà phải đổi tên khác để phù hợp với nội hàm vì chỉ còn 2 thành tố là hạ tầng giao thông và phương tiện giao thông.

Lo ngại nảy sinh thêm các thủ tục hành chính

Trong khi đó, đại biểu Cao Văn Trọng (đoàn Bến Tre) bày tỏ lo ngại việc tách Luật Giao thông đường bộ thành 2 sẽ nảy sinh thêm những các thủ tục hành chính.

Theo đại biểu, không nên vì chuyện Luật Công an Nhân dân xác định trách nhiệm xử phạt trật tự cho lực lượng CSGT mà tách thành 2 luật thì dẫn tới không hay. Việc này sẽ nảy sinh thêm các thủ tục hành chính. Do vậy, việc này cần nghiên cứu lại và nên dành thời gian nghiên cứu sửa chữa một luật chung.

Một luật chia đôi, đại biểu sợ rối - Ảnh 3.

Đại biểu Cao Văn Trọng (đoàn Bến Tre)

"Tách ra 2 luật lại có nội dung trùng nhau, nhiều điều lặp đi lặp lại. Nếu tách thế này, nảy sinh trong kết cấu hạ tầng đường bộ thì phần quy định về an toàn thì ai kiểm soát", đại biểu Trọng đặt câu hỏi.

Đồng tình với quan điểm trên, ĐBQH Bùi Văn Xuyền (đoàn Thái Bình) cho rằng, Luật Giao thông đường bộ có phạm vi điều chỉnh kết cấu hạ tầng, phương tiện, người tham gia giao thông và quy tắc gia thông. 4 thành tố gắn kết chặt chẽ và hướng đến mục đích đảm bảo an ninh trật tự.

"Tách luật thì thành tố trên khô cứng và vô nghĩa" - ông Xuyền cho biết.

Theo Thùy An

Theo VTV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên