MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một ngành nghề nằm trong danh sách nguy hiểm nhất, ít trường đào tạo nhưng sản sinh ra toàn "người hùng"

31-05-2024 - 08:50 AM | Sống

Tuy khá "kén" người đủ dũng khí theo học nhưng nhóm ngành nghề dưới đây vẫn luôn nhận được sự đánh giá cao.

Thời gian vừa qua, dư luận đã không khỏi hoang mang và bán tán xôn xao về những vụ hỏa hoạn liên tiếp. Những tai nạn này không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, mà còn để lại nhiều nỗi đau cho những người ở lại. Trong những giây phút "thập tử nhất sinh", vẫn có một nhóm người quyết liều mình lao vào "biển lửa" để cứu giúp mọi người. Đó chính là những người lính cứu hỏa.

Lính cứu hỏa từ lâu luôn được xem là nhóm ngành nghề cao quý bởi những rủi ro về an toàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Cũng chính vì vậy, ngành học này khá kén người học khi những ai muốn theo đuổi ngành phải có đủ can đảm cũng như đáp ứng được hàng loạt yêu cầu nghiêm khắc khác. Đồng thời, nhóm ngành này cũng có hiếm hoi trường đào tạo bài bản về chuyên môn và kỹ năng.

Một ngành nghề nằm trong danh sách nguy hiểm nhất, ít trường đào tạo nhưng sản sinh ra toàn

Lính cứu hỏa luôn được xếp vào ngành nghề nguy hiểm bậc nhất

Lính cứu hỏa, họ là ai?

Nếu trong những tai nạn về lửa, người ta thường có xu hướng chạy ra bên ngoài thoát thân, thì luôn xuất hiện một nhóm người chạy ngược lại vào trong với sứ mệnh hết sức thiêng liêng. Lính cứu hỏa hay cảnh sát phòng cháy chữa cháy được xem là lực lượng hỗ trợ xử lý những tình huống khẩn cấp, mang tính nguy hiểm.

Họ thường xuất hiện trong các công tác chữa cháy, khắc phục hậu quả trong các tai nạn hỏa hoạn với các nhiệm vụ như: Huy động lực lượng, cứu nạn, cứu người, phòng chống cháy lan, dập tắt lửa... Không dừng lại ở đó, lính cứu hỏa còn giải quyết các vụ việc khác về thiên tai, tai nạn sau khi người dân báo đến cơ quan công an địa phương.

Một ngành nghề nằm trong danh sách nguy hiểm nhất, ít trường đào tạo nhưng sản sinh ra toàn

Lính cứu hỏa là ngành nghề với nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả

Đây luôn được xem là ngành nghề có tính đặc thù và yêu cầu cao về mặt kỹ năng, tinh thần bởi mức độ nguy hiểm và rủi ro mà chúng mang lại. Ngoài ra, thời gian làm việc của lính cứu hỏa cũng mang tính cơ động, liên tục khi luôn sẵn sàng có mặt 24/7 để hỗ trợ người dân, kể cả những dịp nghỉ lễ quan trọng.

Nhân viên cứu hỏa thường sẽ được làm việc tại các phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy trực thuộc huyện, Sở cảnh sát phòng cháy chữa cháy trực thuộc tỉnh, Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ… Thời điểm hiện tại, cả nước đã có 63 đơn vị cảnh sát phòng cháy chữa cháy.

Một ngành nghề nằm trong danh sách nguy hiểm nhất, ít trường đào tạo nhưng sản sinh ra toàn

Họ sẽ luôn có mặt trong những trường hợp khẩn cấp người dân cần

Sự thật về ngành nghề cao cả nhưng tiềm ẩn rủi ro

Không đơn thuần chỉ là dập tắt lửa và cứu các nạn nhân, mỗi người lính cứu hỏa còn mang trên vai trách nhiệm cao cả hơn thế nữa. Điển hình một số công tác như: Thực hiện sơ cứu và hô hấp nhân tạo, ổn định bệnh nhân để vận chuyển đến bệnh viện, điều tra các nguồn lửa, nâng cao nhận thức nhân dân...

Mỗi lựa chọn và hành động đều gắn liền với sự đánh đổi không thể khắc phục, lính cứu hỏa cần nhiều hơn những yếu tố của một người lao động trong các nhóm ngành nghề khác. Ngoài lòng can đảm và bất chấp nguy hiểm, họ cần đảm bảo một sức khỏe tốt khi phải hoạt động căng thẳng trong nhiều giờ liền.

Bên cạnh những nguy cơ về an toàn khi làm nhiệm vụ, các nhân viên cứu hỏa còn đứng trước nguy cơ hy sinh trong lúc công tác. Chính những lý do này đã khiến nghề lính cứu hỏa luôn nhận được sự đánh giá cao của người dân bởi những cống hiến tuy thầm lặng nhưng đầy ý nghĩa đối với cuộc đời.

Học gì để trở thành lính cứu hỏa?

Khác với những nhóm ngành nghề khác, lính cứu hỏa luôn khiến nhiều người tò mò về việc học và tốt nghiệp ngành nào mới có cơ hội được thực hiện nhiệm vụ. Trên thực tế, trường đào tạo cho nhóm ngành nghề này tại nước ta khá khan hiếm. Có hai cách để theo đuổi con đường trở thành Lính cứu hỏa:

- Đăng ký nghĩa vụ công an: Với nguyện vọng đăng ký trong ngành phòng cháy chữa cháy, người học sẽ được rèn luyện trong vòng 2 năm. Sau đó, nếu đáp ứng các điều kiện và tố chất cần thiết sẽ được tuyển dụng lại tại ngành Công an phòng cháy chữa cháy.

- Thi vào trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy: Nếu đủ điểm và điều kiện trúng tuyển, sinh viên sẽ được rèn luyện trong vòng 4 năm. Tốt nghiệp, các bạn sẽ được bố trí công tác tại các đơn vị Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên cả nước.

Một ngành nghề nằm trong danh sách nguy hiểm nhất, ít trường đào tạo nhưng sản sinh ra toàn

Người học có thể lựa chọn hình thức tùy vào năng lực và mục tiêu bản thân

Về mức lương, chúng vẫn tùy thuộc vào từng đơn vị, nhiệm vụ và cấp bậc, quân hàm của mỗi người, đi kèm với đó là nhiều quyền lợi, chính sách đãi ngộ khác đáp ứng được những nhu cầu sinh hoạt cơ bản của mỗi nhân viên.

Tổng hợp

Theo Huy

Phụ nữ số

Trở lên trên