Một ngành nghề nghe tên lạ hoắc: Lương có thể tới 50 triệu đồng/tháng nhưng nghe yêu cầu mà 'toát mồ hôi'
Quản lý rủi ro là ngành nghề có mức lương thưởng hấp dẫn được nhiều bạn trẻ quan tâm.
- 31-07-2022Top 3 NGÀNH NGHỀ nguy hiểm và áp lực nhưng vẫn "hút" giới trẻ: Có nghề lương TIỀN TỶ mỗi năm chứ chẳng đùa!
- 29-07-2022Top 5 công việc sẽ biến mất trong 10 năm tới: Từ nghề kế toán cho tới thu ngân, ngành học bạn chọn có nằm trong số đó?
- 27-07-2022Nữ sinh đủ điểm vào 2 trường ĐH nhưng quyết chọn NGÀNH NGHỀ khiến cha mẹ tái mặt: Nghe tên xui xẻo, nhiều người không dám học
Chuyên viên quản lý rủi ro là vị trí đang được tuyển dụng nhiều trong các doanh nghiệp tài chính – ngân hàng hiện nay. Quản lý rủi ro là công việc giàu tiềm năng, có mức thu nhập tương đối cao, hứa hẹn phát triển trong vài năm tới.
Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ còn mơ hồ về công việc này, chưa có đầy đủ kiến thức. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích.
CHUYÊN VIÊN QUẢN LÝ RỦI RO LÀ GÌ? CÔNG VIỆC CỤ THỂ RA SAO?
Chuyên viên quản lý rủi ro được biết đến là một vị trí thuộc bộ phận tài chính của các công ty hoạt động trong lĩnh vực: Tài chính – ngân hàng, chứng khoán, tiền tệ,…
Nhiệm vụ chính của họ liên quan đến việc phân tích, kiểm soát cũng như xử lý toàn bộ các vấn đề rủi ro, những hạn chế có thể xảy ra trong quá trình hoạt động, gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vị trí này đóng vai trò quan trọng trong việc làm hạn chế tổn thất. Đồng thời giúp cho hoạt động kinh doanh đạt năng suất, hiệu quả cao hơn.
Chuyên viên quản lý rủi ro là công việc có tiềm năng lớn trong tương lai. (Ảnh minh họa)
Hiện nay, tùy vào từng doanh nghiệp mà công việc của chuyên viên quản lý rủi ro sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung họ sẽ vẫn chịu trách nhiệm cho các đầu việc:
- Thực hiện hoạt động phân tích, đo lường các trường hợp rủi ro, những điều không may có thể xảy ra với doanh nghiệp. Đây sẽ là cơ sở để đưa ra tiêu chí, chính sách cũng như biện pháp phòng ngừa phù hợp.
- Triển khai các chính sách quản lý rủi ro đã đề ra, đồng thời phổ biến cho các phòng ban liên quan.
- Các chuyên viên vị trí này cần hợp tác với các bộ phận khác để có được thông tin cần thiết và kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp một cách sát sao nhất.
- Làm báo cáo định kỳ theo yêu cầu của cấp trên, cập nhật tiến độ công việc thường xuyên.
- Tham gia các chương trình, khóa huấn luyện chuyên môn để nâng cao năng lực, nghiệp vụ.
NGHE YÊU CẦU CÔNG VIỆC QUẢN LÝ RỦI RO MÀ "TOÁT MỒ HÔI"
Đối với vị trí này, các nhà tuyển dụng thường đặt ra yêu cầu, tiêu chí khắt khe. Cụ thể, bạn cần đảm bảo những điều sau:
- Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành liên quan đến tài chính – ngân hàng, lĩnh vực chứng khoán hoặc về hệ thống thông tin kinh tế,…
- Am hiểu kiến thức trong lĩnh vực chứng khoán, kiểm toán, có kinh nghiệm trong ngành.
- Thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng, nhất là sử dụng Excel và VBA.
- Có khả năng giao tiếp và viết tiếng Anh tốt, làm việc được với khách hàng, đối tác nước ngoài.
- Là người có tư duy logic, khả năng phân tích, đối chiếu dữ liệu tốt.
- Có thể làm việc độc lập, làm việc nhóm tốt, có tầm nhìn và lường trước được những rủi ro.
- Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có tính quyết đoán và khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng.
- Chịu được áp lực cao, khối lượng công việc lớn.
Ảnh minh họa
NGÀNH NGHỀ QUẢN LÝ RỦI RO CÓ MỨC LƯƠNG BAO NHIÊU?
Đối với vị trí chuyên viên quản lý rủi ro, mức thu nhập được đánh giá là khá cao so với mặt bằng chung của nghề. Tuy nhiên, tùy vào kinh nghiệm, trình độ cũng như doanh nghiệp mà bạn đang làm việc sẽ nhận được mức lương, tổng thu nhập khác nhau .
- Nhân viên quản trị rủi ro: Mức lương dao động từ 8 – 12 triệu đồng, hoặc lên tới 15 triệu đồng/tháng.
- Chuyên viên quản trị rủi ro: Mức lương trung bình dao động từ 15 – 25 triệu đồng/tháng.
- Trưởng nhóm quản trị rủi ro: Mức lương lên tới 30 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào quy mô công ty.
- Trưởng phòng quản trị rủi ro: Mức lương dao động từ 20 – 40 triệu đồng với 3 – 5 năm kinh nghiệm.
- Giám đốc quản trị rủi ro: Mức lương dao động từ 30 – 50 triệu đồng trở lên, tùy thuộc kinh nghiệm và quy mô công ty.
Sau khi ra trường, ứng viên tiềm năng có thể làm việc tại các vị trí:
- Làm chuyên viên quản lý rủi ro trong các doanh nghiệp với vai trò là phân tích dữ liệu thị trường, tình hình doanh nghiệp,…
- Làm việc tại các bộ phận quản lý rủi ro ở các ngân hàng với nhiệm vụ chính là quản trị rủi ro về tín dụng, rủi ro thị trường.
- Làm việc trong các công ty chứng khoán với vai trò phân tích thị trường dòng chảy, dự đoán rủi ro tài chính.
Tổ quốc