MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một người đàn ông để bị lừa chuyển khoản 3 lần liên tiếp với số tiền 600 triệu để giúp cảnh sát tóm gọn một đường dây lừa đảo!

09-07-2024 - 16:49 PM | Kinh tế số

Một người đàn ông ở Trung Quốc đã cố tình để bị lừa chuyển khoản 3 lần liên tiếp với tổng số tiền khoảng 600 triệu đồng. Nhờ điều này mà ông đã giúp cảnh sát tóm gọn đường dây lừa đảo với hơn 50 đối tượng.

Một người đàn ông ở Trung Quốc đã bị lừa chuyển khoản ba lần liên tiếp, nhưng điều này không phải là sự cố mà là một kế hoạch cố ý. Ông đã sử dụng bản thân mình làm "mồi" để giúp cảnh sát phá vỡ một đường dây lừa đảo đã gây ra thiệt hại cho nhiều người.

Câu chuyện bắt đầu khi ông Wang, một doanh nhân bận rộn. Ông quyết định đăng ký một thẻ tín dụng qua dịch vụ trực tuyến để giúp ích cho các hoạt động kinh doanh của mình. Thấy quảng cáo hấp dẫn trên mạng rằng việc đăng ký sẽ tiết kiệm thời gian mà không cần đến ngân hàng, ông không ngần ngại tiến hành đăng ký. Ông tìm đến một trang web có giao diện uy tín và không có dấu hiệu nào của một trang web giả mạo. 

Một người đàn ông để bị lừa chuyển khoản 3 lần liên tiếp với số tiền 600 triệu để giúp cảnh sát tóm gọn một đường dây lừa đảo!- Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Sau khi điền thông tin, ông Wang nhanh chóng nhận được thẻ tín dụng. Tuy nhiên, ông bắt đầu bối rối khi không biết cách kích hoạt thẻ tín dụng và quay lại liên hệ với trang web. Các đối tượng lừa đảo đã yêu cầu ông chuyển một khoản phí mở thẻ 300 NDT. Mà không nghi ngờ gì, ông đã chuyển số tiền này.

Tuy nhiên, mánh khóe không dừng lại ở đó. Nhóm đối tượng đã tiếp cận lại và thông báo rằng thẻ tín dụng của ông không đạt tiêu chuẩn và không thể sử dụng được. Để giải quyết vấn đề này, họ nói rằng ông Wang cần phải chuyển thêm tiền. Ông tiếp tục thực hiện các giao dịch, chuyển tổng cộng khoảng 200.000 NDT (khoảng 600 triệu đồng) cho nhóm lừa đảo.

Tuy nhiên, ông Wang không phải là nạn nhân dễ dàng như họ tưởng. Ngay từ đợt chuyển tiền đầu tiên, ông đã nhận ra mình đang bị lừa và liên hệ với cảnh sát. Ông đã hợp tác cùng cảnh sát và tiếp tục thực hiện các giao dịch để tạo cơ hội cho cảnh sát truy tìm và bắt giữ những kẻ lừa đảo.

Những kẻ lừa đảo này thường rất tinh vi, sử dụng công nghệ để che giấu địa chỉ IP và thực hiện các hành vi lừa đảo từ nước ngoài, khiến việc tìm kiếm và định vị họ trở nên khó khăn. Tuy nhiên, nhờ sự can đảm và khôn ngoan của ông Wang, sau ba lần chuyển tiền "cố ý", cảnh sát đã xác định được địa chỉ IP của nhóm lừa đảo và sau ba ngày đã tóm gọn họ.

Nhóm đối tượng lừa đảo này bao gồm 50 người, họ có kỹ năng cao trong việc tạo ra các trang web giả mạo giống hệt các trang chính thống, và đã lừa đảo nhiều người dùng mạng. Câu chuyện của ông Wang là một bài học cảnh tỉnh cho tất cả mọi người về việc cần phải cảnh giác với những trang web và ứng dụng giả mạo trên internet.

Người dùng cần phải học cách xác minh tính xác thực của trang web và ứng dụng trước khi tiến hành bất kỳ giao dịch nào. Việc kiểm tra URL chính xác, chứng chỉ bảo mật, cũng như đánh giá và xếp hạng của người dùng khác là những bước quan trọng không thể bỏ qua để bảo vệ thông tin cá nhân và tài chính của bản thân.

Theo KV

Đời sống và Pháp luật

Trở lên trên