Một nguyên phó giám đốc ngân hàng coi tiền như... nước!
Sau khi được vay vốn ngân hàng mà không cần đến tài sản đảm bảo, chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn và để lại khoản nợ 120 tỉ đồng.
- 12-04-2020Giả mạo Viettelpay để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- 15-11-2019Chân dung nữ Phó giám đốc chi nhánh xinh đẹp vừa bị khởi tố tội chiếm đoạt tài sản của TPBank
- 05-11-2019Lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngân hàng, em chồng – chị dâu phải hầu tòa
Ngày 26-5, TAND TP HCM kết thúc xét xử và tuyên phạt bị cáo Trần Hoàng (nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng liên doanh Việt Nga Chi nhánh TP HCM – VRB) 12 năm tù về tội "Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".
Cùng tội danh trên, TAND TP phạt bị cáo Trần Đình Diệu (nguyên cán bộ Phòng Quan hệ khách hàng VRB) 10 năm tù, bị cáo Lê Vũ Trường Sanh (nguyên Phó Trưởng phòng Quan hệ khách hàng VRB) 9 năm tù, bị cáo Phạm Bá Chánh (nguyên Phó Trưởng phòng Quan hệ khách hàng VRB) 8 năm tù.
Liên quan đến vụ án, bị cáo Lê Nông (nguyên Giám đốc VRB) nhận mức án 3 năm tù nhưng hưởng án treo về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
5 bị cáo tại ngoại trong quá trình xét xử
Bản án sơ thẩm xác định bị cáo Trần Hoàng cùng những bị cáo trên vi phạm các quy định về cho vay và tài sản đảm bảo, khiến VRB mất khả năng thu hồi khoản nợ 120 tỉ đồng.
Giai đoạn 2008-2009, Trần Đình Diệu đề xuất cấp trên là Trần Hoàng phê duyệt quyết định giải ngân cho Công ty Minh Chí và Công ty An Phúc (do vợ chồng Phạm Thị Ái Loan và Hồ Minh Hậu làm đại diện pháp luật) vay ngắn hạn 130 tỉ đồng. Trần Hoàng đồng ý. Quá trình giải ngân, bị cáo Hoàng và cấp dưới vi phạm nhiều nguyên tắc về tài sản đảm bảo, duyệt hồ sơ vay vốn khi không có tài sản đảm bảo cho khoản vay. Đến tháng 2-2010, vợ chồng Loan bỏ trốn, để lại khoản nợ 120 tỉ.
Đối với bị cáo Lê Nông, HĐXX nhận thấy bị cáo không chỉ đạo, yêu cầu thực hiện biện pháp đảm bảo tiền vay theo các quy định; cũng như không có biện pháp kiểm tra, xử lý hoạt động của cấp dưới. Hành vi trên cấu thành tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Cơ quan chức năng khởi tố vụ án từ năm 2010. Trong quá trình xét xử, tòa án nhiều lần đổi thẩm phán, trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Đến nay, tòa án sơ thẩm mới đủ căn cứ định tội.
Người lao động