MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một nhà 4 người cùng ung thư gan, chuyên gia bước vào bếp đã hét lớn: “Đũa thế này không thay khác gì uống thuốc độc”

24-08-2024 - 08:46 AM | Sống

Đôi khi, tiết kiệm không đúng cách có thể khiến bạn và người xung quanh phải trả giá đắt. Như kiểu tiết kiệm đũa dưới đây đã dẫn tới ung thư gan.

Tan Dunci thuộc Khoa độc chất lâm sàng của Bệnh viện Linkou Chang Gung Memorial (Đài Loan, Trung Quốc) cảnh báo: “Chất độc gây ung thư có thể tồn tại ngay xung quanh, trong những nơi cực quen thuộc hàng ngày mà chúng ta không nhận ra”. Cô chia sẻ, trong quá trình làm việc từng gặp phải một gia đình có 4 người cùng mắc ung thư gan vì tiết kiệm sai lầm khi dùng đũa.

Một nhà 4 người cùng ung thư gan, chuyên gia bước vào bếp đã hét lớn: “Đũa thế này không thay khác gì uống thuốc độc”- Ảnh 1.

Những chiếc đũa mốc là nguyên nhân khiến 4 người một nhà cùng mắc ung thư gan (Ảnh minh họa)

Theo lời cô kể, người đầu tiên phát hiện bệnh là ông nội. Ông gần 70 tuổi, nhập viện cấp cứu vì đau bụng dữ dội. Lúc đầu, người nhà cho rằng ông có tuổi, trước kia ăn uống kém lại hay uống bia rượu nên ung thư là chuyện không khó hiểu. Tiếp theo, con dâu của ông này là một bà mẹ nội trợ toàn thời gian ngoài 40 tuổi cũng phát hiện ung thư gan sau đó không lâu.

Sau khi cả hai người trong nhà cùng mắc bệnh ung thư giống nhau nhưng lại không chung huyết thống, người mẹ nảy sinh nghi ngờ và mời chuyên gia tới kiểm tra nơi ở. Thật không ngờ, ngay khi vừa bước vào bếp chuyên gia về chất độc đã hét lên: “Đũa tre nấm mốc đen như thế này mà không chịu thay thì không khác gì tự uống thuốc độc. Nó chứa chất độc gây ung thư Aflatoxin”.

Người mẹ vô cùng bàng hoàng. Hóa ra nhà họ hàng chục năm qua chỉ quen dùng đũa tre. Dù bản tính tiết kiệm nhưng khi thấy đũa mốc quá nhiều, rửa mãi không sạch hẳn bà cũng muốn vứt bỏ. Tuy nhiên việc này lại thường bị bố chồng ngăn cản. Theo ông thì đũa tre thường bị như vậy và nấm mốc từ tre không có hại, chỉ cần cọ sạch, đem hấp hoặc ngâm nước nóng là có thể dùng tiếp.

Khi biết bệnh ung thư gan từ những chiếc đũa mốc mà ra, bà nhanh chóng nghe theo lời chuyên gia, đưa những người còn lại trong nhà đi tầm soát. Kết quả phát hiện hai người con của bà đều mắc cùng loại bệnh này, may mắn là ở giai đoạn sớm hơn. Về phần người chồng, do ông thường xuyên đi công tác xa, ít ăn cơm nhà nên lượng độc tố hấp thụ cũng nhỏ hơn. Ông cũng chăm tập thể dục, đề kháng tốt nên chỉ bị xơ gan mức độ 2, có thể điều trị hiệu quả.

Thấy 2 đặc điểm này trên đũa cần vứt bỏ để tránh ung thư gan

Theo Tan Dunci, không chỉ đũa mốc, thớt gỗ mốc hay thực phẩm bị mốc đều có chứa chất độc Aflatoxin gây ung thư gan cùng nhiều bệnh tật khác. “Chất này được WHO xếp vào nhóm chất gây ung thư cấp độ 1. Aflatoxin độc gấp 68 lần thạch tín asen và gấp 100 lần so với kali xyanua. Ngoài ung thư, một lượng rất nhỏ cũng có thể gây ngộ độc, tử vong do suy gan, suy thận cấp.

Tuy nhiên chất độc khủng khiếp này lại rất dễ bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ như đối với đũa tre, chúng phổ biến nhưng lại dễ nấm mốc, nhất là nếu dùng lâu ngày hoặc làm sạch, bảo quản không đúng cách. Bởi vì trong quá trình sử dụng, chúng sẽ trở nên thô ráp, sứt mẻ, dễ ngấm nước và cặn thức ăn trong khi lại rất khó làm sạch. Lâu dần rất dễ ở trạng thái ẩm ướt, nấm mốc và xuất hiện độc tố Aflatoxin” - cô nói.

Cô nhắc nhở thêm rằng, nấm mốc Aflatoxin hoạt động rất bền bỉ với nhiệt. Nó không bị phân huỷ khi đun nấu, hấp, luộc với nước sôi. Vì vậy khi thấy đũa, đặc biệt là đũa gỗ hoặc đũa tre nhà bạn có 2 đặc điểm sau đây thì nên vứt bỏ càng nhanh càng tốt:

- Bị xước nhiều hoặc có vết nứt.

- Có nấm mốc dù rất nhỏ, ít.

Ngay cả khi đũa không có biểu hiện bất thường khi nhìn bằng mắt thường, hãy thay chúng 3 - 6 tháng một lần. Tan Dunci cũng dạy làm sạch đũa đúng cách, đặc biệt là đũa tre và đũa gỗ. Vì chúng có các đường gân hay họa tiết nên phải làm sạch theo hướng các đường này.

Một nhà 4 người cùng ung thư gan, chuyên gia bước vào bếp đã hét lớn: “Đũa thế này không thay khác gì uống thuốc độc”- Ảnh 2.

Cần chú ý hơn khi rửa đũa tre, đũa gỗ và tháy mới đũa 3 - 6 tháng 1 lần ngay cả khi không nấm mốc (Ảnh minh họa)

Khi rửa đũa, hãy dùng miếng rửa bát chuyên dụng rửa kỹ từng chiếc một thay vì đặt đũa vào lòng bàn tay, lăn qua lăn lại. Bởi vì như vậy chưa đủ để làm sạch, nhất là khi bạn rửa nhiều chiếc đũa cùng lúc. Rửa xong thì để ở nơi khô ráo, tốt nhất là có ánh nắng cho khô hẳn rồi mới cất vào tủ. Cũng nên thường xuyên khử trùng đũa, nếu không có máy chuyên dụng, việc rửa sạch sau đó luộc/ngâm đũa tre hoặc đũa gỗ trong nước sôi cũng có tác dụng tốt để hạn chế nấm mốc.

Nguồn và ảnh: HK01, Doctor Is So Hot

Theo Ngọc Ái

Phụ nữ mới

Trở lên trên