Một nhà 4 người mắc ung thư phổi dù không ai hút thuốc, bác sĩ nhắc nhở 7 nguyên nhân gây bệnh tưởng lạ mà quen
Khi nhắc đến nguyên nhân gây ung thư phổi, hầu hết chúng ta đều nghĩ đến thói quen hút thuốc lá. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nguyên nhân gây bệnh khác tiềm ẩn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày mà ít ai để tâm.
- 12-02-2023Triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu
- 27-12-2022Bác sĩ khuyến cáo những dấu hiệu cảnh báo ung thư di căn đến não, phổi, xương, gan
- 11-12-20225 dấu hiệu sớm của bệnh ung thư phổi, phát hiện ngay từ giai đoạn đầu sẽ tăng cơ hội sống sót
- 29-11-2022Người đàn ông phát hiện mắc ung thư phổi giai đoạn 4 bởi dấu hiệu bơi lội giảm sút so với khả năng thường ngày
- 15-11-20224 dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh ung thư phổi
Bác sĩ Cai Congcong - Giám đốc Bệnh viện Quản lý Sức khỏe Beitou (Trung Quốc) cho biết, trên lâm sàng thì thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Vì vậy, hầu hết mọi người đều nghĩ đến hành vi hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc khi nói về nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Đối với các bệnh nhân ông từng khám chữa, bất cứ ai mắc ung thư phổi mà không tiếp xúc với thuốc lá hay khói thuốc đều tỏ ra rất ngạc nhiên, thậm chí cho rằng bác sĩ chẩn đoán nhầm và yêu cầu kiểm tra lại.
Trong số đó, có một trường hợp để lại ấn tượng sâu sắc với bác sĩ Cai. Đó là một người đàn ông ngoài 30 tuổi vô tình được phát hiện ung thư phổi khi đi khám sức khỏe tổng quát. Anh này cho biết mình vốn khỏe mạnh, từ nhỏ đến lớn ít khi đau ốm, không hút thuốc cũng không bia rượu. Anh làm công việc văn phòng và cũng không bao giờ thức khuya, ăn uống cũng khá khoa học và có chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức trung bình.
Ảnh minh họa
Do công việc cần một số giấy tờ về sức khỏe nên anh có tới bệnh viện nhưng chẳng thể ngờ lại nhận tin dữ mắc ung thư phổi. Càng bất ngờ hơn, sau khi nghe theo lời khuyên của bác sĩ và đưa cả gia đình đi tầm soát ung thư thì phát hiện bà nội, bố và anh trai của anh ta cũng mắc bệnh tương tự.
Lúc đầu, biết mình mắc bệnh thì nam bệnh nhân liên tục cho rằng bác sĩ chẩn đoán nhầm và yêu cầu kiểm tra lại. Tuy nhiên, đến khi biết rằng có tới 4 người trong nhà cùng mắc ung thư phổi thì anh sững sờ hồi lâu rồi bắt đầu ôm mặt khóc nức nở.
Hóa ra, từ đời cụ anh đã có tiền sử mắc bệnh và qua đời vì bệnh phổi. Thời điểm đó, rất nhiều người trong làng đều mất vì bệnh viêm phổi, ông cụ lại có thói quen hút thuốc nên mọi người đều cho rằng cụ mất vì viêm phổi và không có gì ảnh hưởng đến đời sau. Những người con, người cháu của cụ sinh ra và lớn lên khỏe mạnh, mải chạy theo "cơm áo gạo tiền" nên ít khi đi khám sức khỏe, chẳng hề biết rằng trong mình mang mầm mống ung thư di truyền.
Những nguyên nhân và triệu chứng ung thư phổi dễ bị bỏ qua
Bác sĩ Cai Congcong cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh ung thư phổi. Đương nhiên, nguyên nhân chính không thể bỏ qua là hút thuốc lá, nhưng vẫn còn những yếu tố gây bệnh khác mà ít người biết đó là:
- Hít phải khói thuốc một cách thụ động.
- Di truyền ung thư phổi/tiền sử gia đình mắc bệnh nặng về phổi.
- Tiếp xúc lâu dài với các chất hóa học, nhất là các chất có khả năng cao gây ung thư phổi như: amiăng, benzen, radon, hắc ín…
- Sống hoặc làm việc trong môi trường không khí quá ô nhiễm, nhiều khói bụi thời gian dài.
Ảnh minh họa
- Tiếp xúc thường xuyên với khói dầu trong nhà bếp, hydrocarbon thơm đa vòng khi chế biến thực phẩm bằng phương pháp nướng hoặc hun khói… hoặc khí thải khi đốt than, đốt củi gỗ hoặc đốt rác thải.
- Lạm dụng rượu bia.
- Bị nhiễm phóng xạ.
Ông nhắc nhở, ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất nhưng lại có hiệu quả điều trị thấp, tỷ lệ tử vong thuộc nhóm cao nhất. Đặc biệt, ở giai đoạn đầu thì hầu hết trường hợp mắc ung thư phổi đều không có triệu chứng điển hình nên rất khó nhận biết. Nó thường dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác, dẫn đến việc điều trị không đúng phương pháp.
Vì vậy, hãy chú ý để phát hiện sớm các triệu chứng ung thư phổi bao gồm:
- Hay ho, nhất là ban đêm.
- Cảm giác khó thở, đặc biệt là sau hoặc sau khi vận động gắng sức.
- Đau ngực, tức ngực không rõ nguyên nhân.
- Hay khàn giọng hoặc khò khè dù không ốm đau.
- Ho ra máu hoặc ho có đờm đặc nhưng không sốt cao và uống thuốc mãi không thuyên giảm.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, bác sĩ Cai cũng nhấn mạnh rằng phòng bệnh ba giờ cũng tốt hơn chữa bệnh. Hãy xây dựng lối sống lành mạnh càng sớm càng tốt và tránh xa các yếu tố làm tăng nguy mắc bệnh vừa kể trên để ngăn ngừa ung thư phổi. Đồng thời, đừng bỏ qua khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư thường xuyên để không bỏ lỡ thời điểm điều trị.
Nguồn và ảnh: Topick, Cancer123, Family Doctor
Phụ nữ Việt Nam
Sự kiện: Ung thư không phải là hết
Xem tất cả >>- Bác sĩ ung thư “giải oan” cho đậu phụ, chỉ mặt 4 loại thực phẩm là “bạn đồng hành” của ung thư
- Cả nhà mắc ung thư, bác sĩ chỉ ra 3 “sát thủ” trốn ngay trong tủ lạnh mà không biết
- Chàng trai 2k3 vượt qua ung thư máu, chia sẻ chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh giúp phòng bệnh
- Cả nhà ung thư, bệnh tật chỉ vì 6 thói quen tưởng sạch sẽ, tiết kiệm này
- Đột nhiên không làm được 1 việc khi hát karaoke, người đàn ông nhận chẩn đoán ung thư sau 1 tuần