Một nhà đầu tư trở thành cổ đông lớn mới của Ô tô Giải Phóng
Ngày 8/3, ông Nguyễn Hà Đức đã mua thêm 1,8 triệu cổ phiếu GGG, qua đó nâng sở hữu từ 794.966 cổ phiếu (tỷ lệ 2,71%) lên hơn 2,6 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 8,85%) và trở thành cổ đông lớn của Ô tô Giải Phóng.
- 14-03-2024Cổ phiếu cảng biển, vận tải biển đồng loạt "vượt sóng" trong ngày thị trường giảm hơn 6 điểm, điều gì đã xảy ra?
- 14-03-2024Vinachem thúc đẩy sản xuất nguyên liệu cho ngành bán dẫn, khởi động muối mỏ kali tại Lào
- 14-03-2024Lãnh đạo FLC tiết lộ phương án đưa cổ phiếu công ty quay trở lại giao dịch trên UPCoM sau 18 tháng 'bất động'
CTCP Ô tô Giải Phóng (MCK: GGG) vừa có báo cáo sở hữu của cổ đông lớn.
Cụ thể, ngày 8/3, ông Nguyễn Hà Đức đã mua thêm 1,8 triệu cổ phiếu GGG để nâng sở hữu từ 794.966 cổ phiếu (tỷ lệ 2,71%) lên hơn 2,6 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 8,85%), qua đó thành cổ đông lớn của GGG.
Động thái mua vào của ông Đức diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu GGG đang trong diện hạn chế, chỉ được giao dịch vào phiên thứ 6 hàng tuần. Đáng nói, kể từ đầu năm 2024, cổ phiếu GGG “tím trần” đến 7 phiên và chỉ giảm 2 phiên, qua đó tăng từ 1.800 đồng/cổ phiếu lên 2.800 đồng/cổ phiếu, tương ứng tăng hơn 55%.
Ô tô Giải Phóng có tiền thân là Công ty Cơ điện Hà Giang, thuộc nhóm Công ty Long Giang, được thành lập vào tháng 10/2001, là chủ đầu tư của nhà máy ô tô Giải Phóng với vốn điều lệ ban đầu 19 tỷ đồng. Ngày 03/10/2008, CTCP Cơ điện Hà Giang đổi tên thành CTCP Ô tô Giải Phóng và chính thức hoạt động và giao dịch với tên mới từ ngày 01/11/2008.
Công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) với mã GGG vào năm 2009, nhưng đã bị hủy niêm yết do thua lỗ liên tiếp và chuyển sang giao dịch trên UPCoM từ năm 2014. Sau nhiều đợt tăng vốn, đến tháng 12/2023, GGG có vốn điều lệ gần 294 tỷ đồng.
Về tình hình kinh doanh, kết thúc năm 2023, GGG lỗ ròng 15 tỷ đồng và vốn chủ âm 31 tỷ đồng. Tình hình kinh doanh kém khả quan của Công ty diễn ra từ lâu khi lỗ liên tiếp 13 năm, làm âm vốn chủ kể từ năm 2013.
An Ninh Tiền Tệ