MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một nhân viên lâu năm 36 tuổi chia sẻ kinh nghiệm: "Ở nơi làm việc, đừng chỉ "đầu tư" làm sếp cảm động!"

10-04-2021 - 08:59 AM | Sống

Một nhân viên lâu năm 36 tuổi chia sẻ kinh nghiệm: "Ở nơi làm việc, đừng chỉ "đầu tư" làm sếp cảm động!"

Nếu bạn muốn tiếp tục phát triển ở nơi làm việc, khả năng của bạn không được dừng ở một điểm cố định. Việc cải thiện khả năng cạnh tranh cốt lõi của một người sẽ giúp họ mang lại nhiều lợi nhuận hơn trong công việc.

Ở chốn công sở, nhiều người rất cố gắng trong vấn đề làm thêm giờ, họ cảm thấy hài lòng về sự chăm chỉ đó, thỉnh thoảng còn đăng ảnh vào cuối tuần với nội dung: "Ước gì ông chủ thấy được sự chăm chỉ của tôi..."

Mục đích là để các lãnh đạo thấy được hành vi này, muốn họ cảm động và khen thưởng, thăng chức, tăng lương cho mình.

Nhưng loại nỗ lực này có thực sự khiến cấp trên cảm động hay không?

1. Làm việc 10 tiếng một ngày, nỗ lực như thế, nhưng lại bị sa thải nửa năm sau đó

Tiên là copywriter ở một cơ sở giáo dục và đào tạo lớn. Vì lượng công việc nhiều nên hầu như ngày nào cô ấy cũng phải làm thêm giờ, đa số ngày nào cũng làm khoảng 10 tiếng.

Buổi sáng, Tiên là người đầu tiên đến văn phòng, cô ấy không chỉ trả lời hết tất cả email của đồng nghiệp gửi tối hôm trước, mà còn không quên dọn dẹp phòng họp.

Thật ra 6 giờ chiều đã tan làm, nhưng vì cạnh tranh với đồng nghiệp, cô ấy chờ đến khi lãnh đạo tan ca mới dám về. Dù không còn nhiệm vụ, vẫn ngồi tại chỗ "chờ được nghỉ làm".

Thấy Tiên hay đi sớm về trễ, mọi người đều khen ngợi Tiên siêng năng, nhưng không ngờ 6 tháng sau, cô ấy đã bị công ty sa thải.

Tại sao cô ấy bị sa thải trong khi bản thân đã làm việc chăm chỉ?

Lãnh đạo quản lý trực tiếp cô ấy nói rằng mặc dù Tiên làm việc siêng năng, nhưng cô ấy lại không mang lại nhiều giá trị cho công ty. Những bài viết cô ấy gửi thường không nêu bật được sản phẩm và dịch vụ công ty, cách chỉnh kiểu chữ cũng làm khách hàng phàn nàn nhiều lần...

Dù đã gia nhập công ty nửa năm, nhưng những người mới vào làm còn thể hiện tốt hơn Tiên rất nhiều. Lý do công ty giữ cô ấy lại thêm nửa năm là để xem cô ấy có thể thay đổi được hay không. Nhưng đáng tiếc cô ấy chỉ chăm chỉ, nhưng không hề tiến bộ.

Công ty là nơi kiếm tiền, không phải trường học đào tạo hay hội từ thiện. Người ta có thể cho bạn cơ hội phát triển, nhưng không thể nhân nhượng cho bạn sai hết lần này đến lần khác.

Một nhân viên lâu năm 36 tuổi chia sẻ kinh nghiệm: Ở nơi làm việc, đừng chỉ đầu tư làm sếp cảm động! - Ảnh 1.

2. Lãnh đạo không thích xem phim tình cảm, họ chỉ nhìn giá trị mà quyết định bạn đi hay ở!

Khi bạn đi đến một cửa hàng quần áo đắt tiền, thứ bạn quan tâm thường là đồ ở đó có đẹp hay không, bạn mặc chúng lên người có hợp hay không? Hầu như không có ai quan tâm đến khó khăn của những người làm ra những bộ quần áo trong đó!

Do đó, tầm quan trọng của bạn trong mắt sếp không phải dựa vào việc bạn chăm chỉ bao nhiêu, mà là giá trị bạn tạo ra cho công ty đáng giá bao nhiêu. Nếu bạn không có "giá trị sử dụng", bạn nhất định sẽ bị thay thế!

Đừng "ngây thơ" nghĩ sẽ làm sếp cảm động, nó sẽ khiến bạn ở thế bị động. Nỗ lực không phải là ưu điểm, nó là một quá trình làm tăng giá trị con người bạn.

Nếu đứng ở vị trí ông chủ để suy nghĩ, bạn nhất định cũng sẽ hành động giống họ. Vì sao?

Đứng trên cương vị một người lãnh đạo, họ không thể xử sự quá cảm tính, họ có nhiều khó khăn riêng, thậm chí có nhiều vấn đề hóc búa không dám để nhân viên biết mà phải tự mình giải quyết. Khi đưa ra một quyết định nào, họ phải cân nhắc thật lâu trước đó.

Bởi vì mục tiêu đầu tiên của doanh nghiệp là sự tồn tại và phát triển của công ty, đặc biệt là khi công ty sắp phá sản thì tồn tại là mục tiêu duy nhất.

Bạn muốn được thăng chức, tăng lương, những chi phí đó đều dựa vào thu nhập của công ty. Tất cả ông chủ đều hy vọng có thể thu được nhiều lợi nhuận nhất từ ít tiền vốn nhất. Do đó, nếu mướn một người thiếu năng lực, chỉ nỗ lực năm này qua tháng nọ vẫn không hề tiến bộ, họ nhất định sẽ bị lỗ.

Một nhân viên lâu năm 36 tuổi chia sẻ kinh nghiệm: Ở nơi làm việc, đừng chỉ đầu tư làm sếp cảm động! - Ảnh 2.

3. Thử làm những việc có giá trị, đem lại lợi nhuận cao

Trong mắt sếp, họ chỉ thừa nhận năng lực của nhân viên thông qua đóng góp, kết quả đối phương mang lại, nên chỉ có sự chăm chỉ thôi vẫn chưa đủ.

Hãy biến nỗ lực của bạn trở nên có giá trị, nghĩa là tạo ra thành quả đáng giá, để cấp trên nhìn nhận và công nhận thực lực của bạn.

Đừng coi việc làm sếp cảm động là quan trọng. Nếu bạn nghĩ như vậy, khả năng cạnh tranh cốt lõi sẽ ngày càng kém, không thu được lợi ích thiết thực nào.

Bạn nhất định phải cho mình khoảng thời gian tự phát triển mỗi ngày. Ngoài các nhiệm vụ hằng ngày, cần học hỏi hoặc chấp nhận thử thách mới. Phương pháp học tập của bạn càng đa dạng, tốc độ phát triển của bạn càng nhanh.

Tôi từng nói với một người bạn làm bên bán hàng rằng: "Anh bán hàng được 2 năm rồi, nếu tiếp tục như vậy thì công việc lặp lại mà chẳng học hỏi thêm được gì. Đến năm thứ 3, anh vẫn như thế, dù có là nhân viên cũ thì sếp cũng không quan tâm đến việc thăng chức cho anh, vì anh không có sự tiến bộ.

Anh phải dành thời gian nghe các khóa học, cập nhật thêm kiến thức, áp dụng vào quá trình bán hàng, tìm hiểu cách marketing hợp lý cho sản phẩm. Điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc của anh."

Chỉ có không ngừng học hỏi, bạn mới ngày càng trở nên chuyên nghiệp, khả năng thuyết phục khách hàng cũng ngày càng mạnh mẽ. Được như vậy, sếp tất nhiên sẽ coi trọng bạn.

Người bạn kia nghe theo và thật sự đã trở thành một người có tố chất bán hàng xuất sắc, kỹ năng đàm phán ưu tú không thể bàn cãi. Hiện nay được người khác gọi là giám đốc.

Nếu bạn muốn tiếp tục phát triển ở nơi làm việc, khả năng của bạn không được dừng ở một điểm cố định. Việc cải thiện khả năng cạnh tranh cốt lõi của một người sẽ giúp họ mang lại nhiều lợi nhuận hơn trong công việc.

Theo Cẩm Thi

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên