MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một ‘quái vật công nghệ’ 850 tấn của Đức, thiết kế riêng cho tuyến đường sắt hơn 34.000 tỷ đồng, sắp hoạt động dưới lòng một con phố Hà Nội

05-09-2024 - 16:40 PM | Kinh tế số

Một trong hai robot đào hầm nối thông 4 ga ngầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội chuẩn bị được vận hành.

Một ‘quái vật công nghệ’ 850 tấn của Đức, thiết kế riêng cho tuyến đường sắt hơn 34.000 tỷ đồng, sắp hoạt động dưới lòng một con phố Hà Nội- Ảnh 1.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Nhổn - ga Hà Nội (tuyến số 3) có tổng chiều dài tuyến chính 12,5km, trong đó đoạn đi trên cao dài 8,5km, đoạn đi ngầm khoảng 4km. Dự án đi qua 6 quận, gồm Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hoàn Kiếm và Ba Đình với tổng mức đầu tư là 34.826,05 tỷ đồng.

Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội gồm 12 ga (8,5 km đi trên cao với 8 ga trên cao và 4 km đi ngầm với 4 ga ngầm ). Tuyến có điểm đầu tại Nhổn, điểm cuối tại ga Hà Nội (trên đường Trần Hưng Đạo).

8 ga trên cao gồm các ga tại Nhổn, Minh Khai, Phú Diễn, Cầu Diễn, Lê Đức Thọ, ĐH Quốc gia Hà Nội, Chùa Hà, Cầu Giấy). 4 ga ngầm này gồm ga ngầm S9 (Cầu Giấy), ga ngầm S10 (Cát Linh), ga ngầm S11 (Văn Miếu), ga ngầm S12 (Trần Hưng Đạo - ga Hà Nội).

Vào ngày 8/8, đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội chính thức khai thác thương mại từ sau gần 15 năm thi công. Trong khi đó, đoạn ngầm tuyến đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Nhổn - ga Hà Nội dài khoảng 4km đang được tiến hành xây dựng. Đáng chú ý, robot đào hầm mang tên Thần Tốc và Táo Bạo được nhập khẩu từ Đức để đào đoạn ngầm cho tuyến đường sắt này đã được đưa xuống hầm sâu gần 20m dưới lòng phố Kim Mã.

Bộ đôi robot công nghệ mang tên 'Thần tốc' và 'Táo báo' được nhập từ Đức về Việt Nam làm đường hầm dài 4,5km của tuyến đường sắt Nhổn ga - Hà Nội. Mỗi máy có chiều dài hơn 90m, nặng khoảng 850 tấn, đủ để chứa thiết bị và công nhân vận hành. Đặc biệt, 2 robot này được thiết kế riêng cho dự án tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội.

Robot đào hầm là cỗ máy do hãng Herrenkecht (Đức) chế tạo với công nghệ TBM (Tunnel Boring Machine). Máy có nhiều bộ phận phức tạp như đầu cắt, khiên đào, tay trộn, buồng điều áp, xi lanh đẩy, hệ thống vận chuyển đất thải...

Máy TBM hoạt động trên nguyên lý cân bằng áp lực đất. Phía sau khiên đào được bố trí một vách ngăn kín. Đất từ khiên đào sẽ rơi vào khoang kín và tạo ra sự cân bằng áp lực giữa đất đào và đất chưa đào, làm cho gương đào ổn định và không sạt lở. Áp lực của đất trong khoang cân bằng được theo dõi bởi các thiết bị đặc biệt đặt trực tiếp trong thân máy.

Việc đưa robot vào thi công sẽ đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo tính chính xác, giảm thiểu tác động tới môi trường xung quanh. Trong quá trình robot đào hầm, nhà thầu sẽ đặt các bộ đo cảm biến ở phía trên, nếu các bộ đo cảm biến này cảnh báo về độ rung lắc… vượt mức cho phép thì máy sẽ tạm dừng đào để xử lý.

Hai robot TBM mang có tên Thần Tốc và Táo bạo sẽ đào xuyên lòng đất từ ga S9 (Kim Mã) đến ga S12 (ga Hà Nội) dọc theo đường Trần Hưng Đạo, qua quãng đường dài 4 km và ở độ sâu 17,8 m dưới lòng đất, dưới sự điều khiển của các kỹ sư Việt Nam cùng sự hỗ trợ từ chuyên gia quốc tế.

Trong đó, robot TBM 1 mang tiên Thần Tốc đã đi vào hoạt động từ ngày 30/7, sau 1 tháng vận hành, toàn bộ phần thân TBM1 đã hoàn toàn nằm sâu trong hầm. Tính đến 30/8, TBM 1 đã đào được tới 150m hầm sau 30 ngày hoạt động.

Còn robot TBM 2 dự kiến bắt đầu khoan từ ga S9 (ga Kim Mã) vào ngày 30/9 khi hầm thứ nhất đào được 200m. Để tránh bị tác động lẫn nhau, một đường hầm sẽ đào chiều đi và đường hầm còn lại là chiều về.

Minh Tiến

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên