Một quần đảo thuộc Mỹ đang bị trái đất “nuốt” dần
Quần đảo Samoa thuộc Mỹ có thể là minh chứng rõ ràng cho quá trình "kiến tạo mảng" của trái đất, mà theo lý thuyết từng khiến cho các lục địa nhiều lần hợp lại rồi lại tách ra.
- 25-11-2022Quần đảo Diomede, nơi con người có thể 'du hành xuyên thời gian'
- 18-10-2022Bão số 6 tiến gần quần đảo Hoàng Sa, đạt cường độ mạnh nhất
- 14-10-2022Quần đảo đặc biệt mỗi cư dân đều sở hữu hẳn một hòn đảo cho riêng mình
Sử dụng công nghệ InSAR, các nhà khoa học NASA đã tiết lộ tỉ lệ sụt lún của quần đảo núi lửa này đang gia tăng mạnh, rõ rệt sau một trận động đất mạnh 8,1 độ xảy ra gần đó và dẫn đến thảm họa sóng thần năm 2009.
Quần đảo đang chìm, không chỉ do nước biển dâng, sự thật là nó đang bị nuốt dần vào lòng Trái Đất. Động đất không gây ra điều đó, mà chỉ tiếp sức cho thủ phạm chính: Quá trình kiến tạo mảng.
Samoa đang bị Trái Đất "nuốt" dần thông qua quá trình kiến tạo mảng - Ảnh: NASA
Như nhiều nghiên cứu trước đây chỉ ra, vỏ trái đất thật ra không liền mạch mà bị chia thành khoảng 20 mảnh lớn nhỏ, gọi là "mảng kiến tạo".
Các mảng này cõng trên lưng các phần lục địa và đại dương, liên tục di chuyển, dẫn đến việc các lục địa nhiều lần hợp thành siêu lục địa rồi lại tách ra. Hiện tại, hành tinh có thể đang chuyển dịch để gộp các lục địa thành một siêu lục địa giả thuyết tên Amasia.
Thời gian cho mỗi chuyển động là rất dài, ít nhất hàng trăm triệu năm cho một lần "biến hình", quá lâu để con người trực tiếp đo đạc, vì vậy kiến tạo mảng mới chỉ được coi là một lý thuyết được xây dựng trên những bằng chứng gián tiếp khác nhau.
Nhưng Samoa có thể là một bằng chứng trực tiếp hiếm hoi của quá trình gọi là "hút chìm" ở các đại dương, vốn khiến đại dương bị thu hẹp và kéo các lục địa xung quanh lại gần, theo SciTech Daily.
Samoa nằm ở khu vực Tây Thái Bình Dương, nơi ranh giới các mảng kiến tạo Thái Bình Dương và Úc. Hai mảng này đang trượt lên nhau, tạo nên một khu vực hút chìm dọc theo hẻm núi nổi tiếng là rãnh Tonga, kèm theo đó là các trận động đất liên miên. Các nhà khoa học đã đo lường chuyển động thẳng đứng của trái đất sau mỗi lần động đất, bao gồm sự di chuyển của các vật liệu sâu bên dưới bề mặt trái đất, được phản ánh qua sóng địa chấn.
"Trong hàng trăm ngàn năm, thậm chí hàng triệu năm, quần đảo núi lửa có xu hướng chìm xuống khi nguội đi. Quá trình địa chất lâu dài này áp dụng cho quân đảo Samoa và chu kỳ động đất làm tăng theo điều đó" - nhà địa vật lý Eric Fieling từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA (JPL-NASA) giải thích.
Biểu hiện rõ ràng hơn của hút chìm là dường như cả một khu vực rộng lớn quanh đ dường như đang bị kéo xuống, khiến mực nước biển so với đất liền dâng nhanh hơn gấp 5 lần so với mức trung bình toàn cầu, ngày một tăng tốc sau động đất.
Phát hiện ở Samoa là tiền đề để các nhà khoa học NASA tiến đến một mô hình chi tiết về tác động của kiến tạo mảng trên khắp địa cầu, giúp hoàn thiện các mô hình dự đoán nước biển dâng. Vì rõ ràng quá trình địa chất phức tạp này khiến các nơi khác nhau chìm theo cách khác nhau.
Dự án đó mang tên NISAR, dự kiến ra mắt năm 2024, do NASA và cơ quan vũ trụ của Ấn Độ là ISRO đồng phát triển.
"Chúng tôi cần biết vùng đất đó đang chìm nhanh như thế nào để có thể đưa ra các quyết định chính sách dựa trên dữ liệu khoa học" - nhà địa vật lý Jeanne Sauber từ Trung tâm Chuyến bay không gian của NASA nói về các kế hoạch phục hồi - tái định cư vùng ven biển có thể trở nên rất "nóng" trong tương lai.
Người Lao động