Một quốc gia châu Á bất ngờ rao bán dầu thô giá rẻ hơn cả Nga, Trung Quốc nhanh tay nhập khẩu phá kỷ lục trong vòng 10 năm
Không phải Trung Quốc hay Ấn Độ, quốc gia châu Á này đang rao bán dầu thô rẻ hơn 10 USD/thùng so với dầu thô tiêu chuẩn quốc tế và thấp hơn đáng kể so với Nga.
- 16-08-2023Thị trường ngày 16/8: Giá dầu và đồng giảm, vàng vững, quặng sắt và cao su tăng
- 15-08-2023Bộ Tài chính: Tỷ trọng thuế trong giá xăng, dầu bán ở Việt Nam ở mức thấp
- 14-08-2023Cơn sốt dầu Nga chưa có hồi kết: Một quốc gia tuyên bố vẫn tiếp tục mua dầu Nga bất chấp tăng giá, khẳng định dầu Nga là lựa chọn hợp lý nhất
Theo công ty tình báo dữ liệu Kpler, Trung Quốc đã tăng nhập khẩu dầu Iran (vốn là loại nhiên liệu đang bị trừng phạt) lên mức cao nhất trong một thập kỷ qua do giá toàn cầu tăng khiến dầu giá rẻ của quốc gia châu Á này trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Iran đã tăng cường xuất khẩu dầu trong năm nay với hầu hết các chuyến hàng được đưa đến Trung Quốc. Theo các thương nhân tham gia thị trường, việc Bắc Kinh nới lỏng việc điều tra dầu thô và nhiên liệu từ Iran đang đẩy nhanh quá trình thông quan hàng hóa hơn bao giờ hết.
Theo ước tính từ Kpler, nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới sẽ nhập khẩu khoảng 1,5 triệu thùng dầu thô/ngày từ Iran trong tháng này. Con số đó đã tăng vọt so với mức trung bình 917.000 thùng/ngày trong 7 tháng đầu năm 2023 và sẽ là mức cao nhất trong số liệu theo dõi của Kpler từ năm 2013.
Giá dầu thô Brent chuẩn toàn cầu đã tăng khoảng 20% kể từ cuối tháng 6 làm tăng nhu cầu đối với loại dầu giảm giá này. Phần lớn những thùng dầu thô giá rẻ này được mua bởi các nhà máy lọc dầu độc lập tập trung tại tỉnh Sơn Đông. Hai loại dầu chính của Iran hiện đang được giao dịch với mức chiết khấu hơn 10 USD/thùng so với dầu Brent và rẻ hơn đáng kể so với các loại dầu của Nga.
Homayoun Falakshahi, nhà phân tích dầu cấp cao tại Kpler cho biết: “Giá dầu càng cao thì tỷ lệ lợi nhuận càng tăng đối với các nhà máy lọc dầu Sơn Đông tìm kiếm dầu thô của Iran nhưng cũng tiềm ẩn đầy rủi ro”. Ông cho biết loại dầu này thường được phân loại là đến từ Malaysia trong dữ liệu của chính phủ Trung Quốc và đôi khi có thể được báo cáo là hỗn hợp bitum pha loãng nếu nó được trộn với dầu thô xuất xứ từ Venezuela.
Các nhà máy lọc dầu độc lập (teapot) thường che giấu dầu thô của Iran dưới dạng nguyên liệu thô như hỗn hợp bitum để tránh sử dụng hết hạn ngạch nhập khẩu dầu của họ.
Chính phủ đã mở một cuộc điều tra về việc nhập khẩu nguyên liệu thô ở Sơn Đông vào tháng 4 - nơi đã ngăn chặn các dòng dầu thô nặng hơn từ Iran và Venezuela. Lý do cho cuộc thăm dò vẫn chưa rõ ràng nhưng theo các nhà giao dịch, các quy định gần đây đã được nới lỏng.
Emma Li, một nhà phân tích tại Vortexa cho biết: “Hạn ngạch nhập khẩu dầu thô và sự không chắc chắn về các tiêu chuẩn nhập khẩu phi dầu thô đang kìm hãm nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 8”. Bà cho biết một số lượng lớn dầu của Iran cũng có thể được đưa vào kho chứa nổi.
Dầu thô của Iran thường được phân loại là hỗn hợp bitum pha loãng và gần đây được phân loại là các loại “dầu nặng khác”. Nhập khẩu mặt hàng này vào Trung Quốc đã tăng khoảng 88 lần trong tháng 6 so với tháng trước đó, trong khi nhập khẩu ethanol tăng gấp 4 lần, theo dữ liệu hải quan. Malaysia là nhà cung cấp lớn nhất của cả hai loại.
Theo Bloomberg, FT
Nhịp sống thị trường