MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một quốc gia châu Á đang ngày càng ‘đột phá’, khẳng định bản thân không phải Trung Quốc thứ 2, dự kiến sẽ ‘đánh bại’ Nhật, Đức để đứng top 3 thế giới

03-07-2023 - 19:01 PM | Tài chính quốc tế

Một quốc gia châu Á đang ngày càng ‘đột phá’, khẳng định bản thân không phải Trung Quốc thứ 2, dự kiến sẽ ‘đánh bại’ Nhật, Đức để đứng top 3 thế giới

Quốc gia châu Á này dự kiến sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới theo một cách “hoàn toàn riêng”.

Ấn Độ không phải Trung Quốc 2.0 

Theo tổ chức tư vấn Riedel Research Group, kinh tế Ấn Độ không phải một “Trung Quốc mới”, họ có lối đi riêng và sẽ có nhiều năm tăng trưởng mạnh mẽ.

Theo CNBC, ông David Riedel, Giám đốc điều hành Riedel Research Group đã viết trong một email rằng ông “rất lạc quan” về Ấn Độ. Ông nhận định quốc gia này đang đi theo một con đường đúng đắn và có cơ hội rất cao để vượt kỳ vọng trong vòng 6 đến 24 tháng tới.

Cá nhân ông Riedel bày tỏ sự yêu thích “đặc biệt” đối với quốc gia Nam Á, đồng thời khẳng định nước này có lối đi riêng và không phải một Trung Quốc thứ hai. “Trung Quốc rất lớn mạnh nhưng Ấn Độ cũng đã tạo ra một sự thay đổi đáng kinh ngạc”, ông nói thêm. Ngoài ra vị giám đốc cũng khẳng định Ấn Độ là một quốc gia rất khác so với cả Trung Quốc trước đây và hiện tại.

Một quốc gia châu Á đang ngày càng ‘đột phá’, khẳng định bản thân không phải Trung Quốc thứ 2, dự kiến sẽ ‘đánh bại’ Nhật, Đức để đứng top 3 thế giới - Ảnh 1.

Ấn Độ có tiềm năng vượt trội

Theo ông Riedel, Ấn Độ đang “khéo léo” vận dụng bẫy thu nhập trung bình bằng một số công cụ, bao gồm tiền tệ hóa, số hóa nền kinh tế, cũng như thay đổi cơ cấu thuế.

Bẫy thu nhập trung bình là trạng thái một nền kinh tế đã vượt qua mốc thu nhập thấp để trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, tuy nhiên lại bị mắc kẹt ở mức thu nhập này và không thể tiếp tục tiến lên để trở thành các nước có thu nhập cao.

Chính vì thế, trong một cuộc phỏng vấn với Street Signs Asia, ông Riedel nhận định Ấn Độ sẽ có cơ hội “tận hưởng những năm tăng trưởng rất cao” và đó chính là điều mà các nhà đầu tư nên chú ý.

Vào tháng 12 năm ngoái, S&P Global và Morgan Stanley từng dự báo Ấn Độ sẽ vượt qua Nhật Bản và Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới trước khi bước vào cuối thập kỷ này.

Một số điểm sáng của nền kinh tế Ấn Độ hiện tại có thể kể đến lĩnh vực gia công phần mềm hay tài chính. Ông Manish Chokhani, Giám đốc Enam Holdings nói với Street Signs Asia rằng: “Đây thực sự là thập kỷ phát triển và mở rộng của các dịch vụ tài chính Ấn Độ. Toàn bộ hoạt động quỹ tương hỗ, hoạt động kinh doanh của ngân hàng khu vực tư nhân đều chỉ ra rằng họ thực sự sẽ có một thập kỷ tăng trưởng mạnh mẽ ở phía trước”.

Triển vọng “mờ nhạt” của Trung Quốc

Mặt khác, quỹ đạo tăng trưởng của Trung Quốc có thể sẽ không còn “màu hồng” như trước đây. Ông Riedel dự đoán nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ không “lớn mạnh” đột phá trong 5 năm tới như những gì đã diễn ra trong 5 năm qua. Ông cũng chỉ ra những “cơn gió ngược” mà nền kinh tế Trung Quốc đang phải trải qua, ví dụ tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ cao đột biến và ngày càng nhiều chuỗi cung ứng có xu hướng chuyển một phần khỏi Trung Quốc.

Cụ thể, vào tháng 5, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc đã tăng lên mức cao kỷ lục 20,8% - đối với thanh niên từ 16 đến 24 tuổi.

Một quốc gia châu Á đang ngày càng ‘đột phá’, khẳng định bản thân không phải Trung Quốc thứ 2, dự kiến sẽ ‘đánh bại’ Nhật, Đức để đứng top 3 thế giới - Ảnh 2.

Chưa hết, theo CNBC, Trung Quốc đã ghi nhận một số dữ liệu kinh tế yếu hơn dự kiến trong thời gian gần đây, cho thấy đà tăng trưởng có phần chững lại.

Trong tháng 6, hoạt động nhà máy hay hoạt động phi sản xuất đều không mấy khả quan. Tuy nhiên, nước này cũng ghi nhận một vài dấu hiệu phục hồi tốt trong lĩnh vực tiêu dùng và du lịch.

Tham khảo CNBC

Thùy Bảo

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên