Trào lưu bán dạo kiến thức của sinh viên mới ra trường tại Trung Quốc
Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ lên đến 20% thì nhiều sinh viên mới ra trường tại Trung Quốc đã có hình thức ‘chào hàng’ sức lao động mới: bán dạo kiến thức.
- 03-07-2023Cơn bĩ cực mang tên xe điện chạy bằng... khí đốt và than tại Trung Quốc
- 03-07-2023Ồ ạt mua khí đốt như đang trong khủng hoảng năng lượng, Trung Quốc toan tính gì?
- 03-07-2023Trung Quốc thử nghiệm thành công tàu cao tốc nhanh nhất thế giới: Tốc độ đạt 453 km/h, đi quãng đường hơn 1.300 km chỉ mất 2,5 giờ
Tờ Sixth Tone cho hay nghề bán dạo chẳng còn xa lạ gì với người Trung Quốc, nhưng bán dạo kiến thức lại là điều khá mới mẻ trở thành xu thế gần đây.
Tại các thành phố lớn, thay vì những quầy hàng bán dạo đồ ăn thì nhiều bạn trẻ, chủ yếu là sinh viên mới tốt nghiệp ra trường đã bày bán chính kiến thức của mình, ví dụ như cách đọc bài tarot, viết chữ thư pháp, tư vấn sức khỏe hay những kiến thức chuyên ngành về luật pháp, tài chính...
Trên những trang mạng xã hội như Xiaohongsu, rất nhiều sinh viên mới tốt nghiệp ra trường đã chia sẻ những hình ảnh của mình về việc đi bán dạo kiến thức trên.
Tờ Sixth Tone cho biết xu thế này ngày càng phổ biến khi thị trường lao động Trung Quốc gặp khó khăn, còn sinh viên thì nghi ngờ về giá trị của tấm bằng đại học. Trong vài tháng qua, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã liên tục kêu gọi các bạn trẻ sáng tạo tìm kiếm những hướng đi mới cho sự nghiệp của mình trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
Hệ quả là câu chuyện bán dạo kiến thức bên lề đường bắt đầu trở thành xu thế kể từ tháng 5/2023 khi một du học sinh trường kinh tế London (LSE) chia sẻ hình ảnh bán dạo kiến thức bên lề đường của mình.
Mặc dù chưa rõ tính xác thực của hình ảnh này nhưng nó đã tạo nên một cuộc tranh cãi lớn trong cộng đồng mạng, kích động một làn sóng trào lưu tự tìm đường kiếm sống của giới trẻ.
Giáo sư tâm lý học Qian Jing của trường đại học Bắc Kinh nhận định trào lưu bán dạo kiến thức này có thể giúp các bạn trẻ tiếp xúc với thực tế xã hội và giảm nhẹ những áp lực trong công cuộc tìm việc.
“Đây là một liệu pháp tâm lý hiệu quả để các bạn trẻ hiểu được rằng những kiến thức học được của mình có thể giải quyết được vấn đề thực tế cho người khác, và đặc biệt là có khách hàng sẵn sàng trả tiền để sử dụng chúng”, giáo sư Qian nói.
Tờ Sixth Tone cho hay nghề bán hàng rong hay bán dạo bên lề đường tại Trung Quốc đã bắt đầu sôi nổi trở lại kể từ năm 2020, nhất là trong giới trẻ khi áp lực cuộc sống gia tăng hậu đại dịch.
Trong vài tháng trở lại đây, hàng loạt những thành phố lớn như Shenzhen, Shanghai hay Hangzhou đều đã nới lỏng việc kiểm soát bán hàng rong nhằm thúc đẩy kinh tế hậu đại dịch, trái với chính sách siết chặt kiểm soát để giữ mỹ quan đô thị trước đây.
Thạc sĩ Li Bingqian mới 25 tuổi ở Thâm Quyến là một trong những bạn trẻ gia nhập trào lưu trên. Cô Li đã quyết định bán dịch vụ viết tay thư pháp theo yêu cầu trong một hội chợ và nhận định bản thân cảm thấy thoải mái với sự tự do này, đồng thời cho rằng nó rất thích hợp cho những bạn trẻ kiếm tìm nguồn thu nhập từ công việc bán thời gian.
“Đây là kết quả tự nhiên của trào lưu bán hàng rong ngày càng phát triển trong giới trẻ”, thạc sĩ Li nhấn mạnh.
Bản thân cô Li hiện đang làm trong ngành sản xuất truyền thông nhưng không hề cảm thấy xấu hổ vì công việc bán thời gian này, đồng thời nhận được sự ủng hộ từ gia đình lẫn người thân. Chỉ trong 7 ngày, quán bán dịch vụ viết thư pháp của cô Li đã thu về 2.400 Nhân dân tệ, tương đương 336 USD và vị thạc sĩ này quyết định sẽ duy trì nghề tay trái trên.
“Thật là tuyệt khi tôi có cơ hội gặp nhiều người cũng như hiểu hơn về xã hội”, cô Li cười nói.
*Nguồn: Sixth Tone
Nhịp sống thị trường