Một quốc gia châu Mỹ có sản lượng cà phê bằng 0, tăng nhập khẩu cà phê Việt Nam gần 500% trong 5 tháng đầu năm
Xuất khẩu cà phê Việt vào thị trường này có mức tăng mạnh nhất trong số các thị trường xuất khẩu của Việt Nam với mức tăng gần 500%.
- 01-07-2023Thách thức ngành cà phê trước quy định mới của EU
- 26-06-2023Muốn nhượng quyền 1.000 cửa hàng Trung Nguyên tại Trung Quốc, "vua cà phê" Đặng Lê Nguyên Vũ phải đối mặt với những thách thức nào?
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2023, xuất khẩu cà phê Việt Nam đạt 149.667 tấn với trị giá 384,7 triệu USD, giảm 8,5% về lượng và giảm 3,5% về kim ngạch so với tháng 4/2023. Tính chung trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 866.121 tấn, tương đương với hơn 2 tỷ USD, tăng 1,5% về kim ngạch và giảm 1,8% về lượng so với cùng kỳ năm 2022.
Trong số các thị trường xuất khẩu, Đức là thị trường lớn nhất của cà phê Việt với 114.072 tấn trong 5 tháng đầu năm, tương đương 240,2 triệu USD, giảm 1,5% về lượng và giảm 3,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 13,2% trong tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên xét về mức tăng, Chile là quốc gia tăng nhập khẩu cà phê của Việt Nam mạnh nhất. Cụ thể, xuất khẩu cà phê sang Chile trong 5 tháng đầu năm đạt 1.514 tấn, trị giá hơn 3,8 triệu USD, tăng 470% về lượng và tăng 162% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên thị trường này chỉ chiếm thị phần rất nhỏ trong số các thị trường xuất khẩu của Việt Nam khi chiếm chưa đến 1% về cả lượng lẫn kim ngạch.
Tuy nhiên tại Chile, hầu hết những hạt cà phê được pha trong các quán cà phê khắp các thành phố trên đất nước lại đến từ các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam bởi quốc gia này hiện không trồng hay sản xuất cà phê của riêng mình.
Chính xác thì phần lớn cà phê được người dân Chile tiêu thụ là cà phê hòa tan, điển hình là Nescafe. Loại cà phê hòa tan này được tìm thấy ở nhiều gia đình trên khắp đất nước và trong các quán cà phê khác nhau phục vụ cà phê cho người tiêu dùng. Vì vậy, nếu ghé thăm một quán cà phê ở Santiago hoặc một thành phố khác ở Chile, rất có thể du khách sẽ uống cà phê hòa tan hoặc cà phê nhập khẩu thay vì cà phê Chile chính hiệu — ít nhất là cho đến thời điểm kết thúc năm 2022.
Chile không được biết đến trong lịch sử về sản xuất cà phê, chủ yếu là do vị trí địa lý của quốc gia này dọc theo bờ biển và không có những vùng đất cao khiến cà phê khó có thể phát triển.
Mức tiêu thụ cà phê của hầu hết người dân Chile đều thấp hơn mức bình quân so với các quốc gia khác, chẳng hạn như Brazil. Mặc dù nhiều quán cà phê địa phương đã thành công trong việc mang hạt cà phê nhập khẩu vào nhưng lại không mang lại nhiều lợi nhuận. Điều này là do các loại thuế và phí nhập khẩu mà họ phải trả quá cao so với lượng cà phê họ bán trong tháng.
Khi nói đến đồ uống có chứa caffein hoặc không chứa caffein yêu thích ở Chile, người dân có tình yêu đối với trà lớn hơn cà phê. Bởi vì tỷ lệ tiêu thụ vẫn còn rất thấp ở Chile và nhập khẩu cà phê tương đối đắt đỏ, nên rất ít quán cà phê phục vụ các loại cà phê đa dạng. Hầu hết các nhà hàng phục vụ cà phê, đặc biệt là loại đặc sản, đều ở các thành phố như Santiago vì đây là thủ đô và giao thông thuận tiện hơn.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư