MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Muốn nhượng quyền 1.000 cửa hàng Trung Nguyên tại Trung Quốc, "vua cà phê" Đặng Lê Nguyên Vũ phải đối mặt với những thách thức nào?

26-06-2023 - 10:10 AM | Thị trường

Thị trường tiêu thụ cà phê của Trung Quốc dự tính đạt giá trị 140 tỷ USD vào năm 2025, là mảnh đất màu mỡ và hấp dẫn. Dẫu vậy, đối thủ của Trung Nguyên sẽ là Luckin Coffee, Starbucks,... và hàng trăm thương hiệu lớn nhỏ khác.

Muốn nhượng quyền 1.000 cửa hàng Trung Nguyên tại Trung Quốc, "vua cà phê" Đặng Lê Nguyên Vũ phải đối mặt với những thách thức nào? - Ảnh 1.

Trung Quốc không phải thị trường mới mẻ đối với "ông trùm" cà phê Trung Nguyên Legend. Cuối năm 2017, thương hiệu của ông Đặng Lê Nguyên Vũ mở văn phòng đại diện tại Thượng Hải. Thời điểm đó, Trung Nguyên đặt mục tiêu tham vọng với doanh thu 1,6 tỷ USD từ thị trường này. Thông cáo của tập đoàn trích lời Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đặng Lê Nguyên Vũ cho rằng chỉ cần mỗi người dân Trung Quốc bỏ ra 1 USD mỗi năm cho cà phê hòa tan Trung Nguyên thì đã đủ đạt được con số tham vọng 1,6 tỷ USD.

Cà phê G7 của Trung Nguyên đã thâm nhập sâu vào các chuỗi bán lẻ cũng như TMĐT tại đất nước láng giềng. Hiện, các sản phẩm cà phê năng lượng G7 hiện diện trên tất cả trang mạng bán hàng lớn như Alibaba, Taobao.com, Tmall.com, Yihaodian.com, jd.com và trên 1.000 siêu thị tại Trung Quốc. Theo Thanh Niên, thương hiệu cà phê Trung Nguyên đang nắm giữ thị phần lớn thứ 2 trên thị trường thương mại điện tử của nước này.

Không dừng lại ở việc bán lẻ các sản phẩm cà phê uống liền, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đang hiện rõ tham vọng khai thác thị trường F&B, cụ thể hơn là chuỗi cửa hàng cà phê. Trung Nguyên đánh dấu những bước đầu tiên trong cuộc chơi mới bằng việc mở cửa hàng Thế giới Cà phê Trung Nguyên Legend đầu tiên tại Thượng Hải, hồi tháng 9/2022.

Muốn nhượng quyền 1.000 cửa hàng Trung Nguyên tại Trung Quốc, "vua cà phê" Đặng Lê Nguyên Vũ phải đối mặt với những thách thức nào? - Ảnh 2.

Cửa hàng Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend được khai trương ở số 699 đường Tây Nam Kinh, trong trung tâm thương mại Taikoo Hui. Đây được xem là con đường sầm uất, xa hoa nhất ở Trung Quốc, được ví như đại lộ Champs-Élysées của phương Đông, nơi quy tụ rất nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới. 

Sắp tới, Trung Nguyên Legend sẽ mở rộng qua hình thức hợp tác đầu tư (nhượng quyền) với kế hoạch phát triển 1.000 quán tại khắp các tỉnh thành Trung Quốc. Đây là tham vọng không hề nhỏ của ông Đặng Lê Nguyên Vũ tại một thị trường nhiều tiềm năng, cơ hội nhưng cũng vô cùng khốc liệt như Trung Quốc.

Cơ hội nằm ở sức tiêu thụ cà phê khổng lồ và đang tăng trưởng mạnh mẽ ở Trung Quốc những năm qua. Trong nửa đầu năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu cà phê nhân chưa cafein là 38.000 tấn, với giá trị 150 triệu USD. Đáng chú ý, 84% trong số đó, tức 32.000 tấn đến từ Việt Nam. Năm 2021, Việt Nam cũng dẫn đầu trong số các quốc gia xuất khẩu cà phê nhân chưa cafein lớn nhất cho Trung Quốc , với sản lượng 32.358 tấn.

Cà phê được đặc biệt ưa chuộng bởi thế hệ Gen Y (sinh từ 1980-1995), với xu hướng uống cà phê rang xay thay vì cà phê hòa tan và xu hướng ăn sáng kèm ly cà phê.

Muốn nhượng quyền 1.000 cửa hàng Trung Nguyên tại Trung Quốc, "vua cà phê" Đặng Lê Nguyên Vũ phải đối mặt với những thách thức nào? - Ảnh 3.

Theo SMCP, thị trường tiêu thụ cà phê của Trung Quốc dự tính đạt giá trị một nghìn tỷ nhân dân tệ (140 tỷ USD) vào năm 2025. Theo bà Lucy Fu - Phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng của các cửa hàng cà phê trong cộng đồng dân cư lên tới 71%, trong khi áp lực trả tiền thuê nhà thấp. Ngoài các cửa hàng mua trực tiếp, lượng đơn hàng cà phê online tại thành phố loại 3 cũng tăng gần gấp đôi, tại thành phố loại 4, loại 5 tăng hơn 250% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là "mảnh đất" màu mỡ cho những thương hiệu như Trung Nguyên khai thác.

Tuy nhiên bên cạnh đó, Trung Nguyên sẽ phải tìm cách tranh giành thị phần với hàng trăm đối thủ trong nước.

Ở Trung Quốc có khoảng 300 – 500 chuỗi cửa hàng cà phê đang tăng trưởng nhanh chóng , đặc biệt ở đô thị loại 1, loại 2. Vào năm 2022, những quán cà phê đơn lẻ chiếm khoảng 72% tổng số cửa hàng, các chuỗi chỉ chiếm 28%.

Thương hiệu hiện có số lượng cửa hàng lớn bậc nhất tại Trung Quốc là Luckin Coffee. Ra đời từ năm 2017, Luckin Coffee đã nhanh chóng bành trướng quy mô lê hàng nghìn chi nhánh. Mặc dù từng đối mặt với bê bối gian lận tài chính, ngụy tạo doanh thu và sau đó là cuộc đổi chủ, Luckin Coffee đã "hồi sinh" trở lại, vừa chạm mốc 10.000 cửa hàng. Đây là con số khổng lồ và cách biệt so với thương hiệu khác.

Muốn nhượng quyền 1.000 cửa hàng Trung Nguyên tại Trung Quốc, "vua cà phê" Đặng Lê Nguyên Vũ phải đối mặt với những thách thức nào? - Ảnh 4.

Trong khi đó, Starbucks Coffee đứng thứ hai về quy mô, đã mở rộng mạng lưới lên 6.000 cửa hàng tại đất nước 1,4 tỷ dân. Đến năm 2025, Starbucks có kế hoạch thành chạm mốc 9.000 cửa hàng tại Trung Quốc và biến nơi này thành thị trường lớn nhất của hãng. 

Theo Hoàng Thùy

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên