Một quốc gia chủ chốt của BRICS không muốn phi đô la hoá triệt để, chỉ dùng đồng nội tệ để giao thương "khi cần thiết"
Trong khi Nga và Trung Quốc thúc đẩy việc sử dụng đồng nội tệ là Nhân dân tệ hoặc Rúp trong giao thương quốc tế, thì Ấn Độ - thành viên quan trọng của BRICS, lại chỉ thực hiện ở thời điểm phù hợp.
Trung Quốc, thành viên chủ chốt của BRICS, đang dẫn đầu trong nỗ lực phi đô la hoá và thuyết phục các quốc gia đang phát triển tách rời khỏi đồng USD và giao dịch bằng đồng nội tệ. Dù một số nền kinh tế mới nổi đồng tình với quan điểm đó, song họ chỉ thực hiện vì lợi ích cá nhân.
Ngay cả thành viên của BRICS đang sử dụng đồng Nhân dân tệ cũng chỉ thực hiện ở thời điểm phù hợp với họ.
Ví dụ, Ấn Độ đã đồng ý chấm dứt sự phụ thuộc vào đồng USD và giao thương bằng đồng nội tệ. Trong hơn 1 năm, Ấn Độ đã dùng đồng Nhân dân tệ để mua dầu từ Nga với mức giá chiết khấu do ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt. Theo đó, quốc gia này đã tiết kiệm được 7 tỷ USD nhờ thanh toán bằng đồng nội tệ từ năm 2022 đến đầu năm 2024.
“Nhờ” lệnh trừng phạt của phương Tây, Ấn Độ đã mua dầu thô của Nga với mức giá hấp dẫn. Kể từ tháng 2/2022, Ấn Độ mua 186,45 tỷ USD từ các nhà cung cấp của Nga thông qua Trung Quốc, vì Ấn Độ không được giao dịch với Nga. Quốc gia châu Á tiết kiệm được số tiền khổng lồ vì nếu thanh toán bằng đồng USD có thể tiêu tốn tới 193,82 tỷ USD.
Các giao dịch dầu thô được thực hiện thông qua Trung Quốc sử dụng đồng Nhân dân tệ thay vì USD. Các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ bao gồm Tập đoàn Dầu mỏ Ấn Độ (IOC) đã thanh toán giao dịch mua dầu bằng đồng Nhân dân tệ.
Cả Nga và Trung Quốc đều liên tục yêu cầu Ấn Độ thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ hoặc đồng Rúp cho mọi giao dịch. Song, các thoả thuận thương mại khác lại không có mức giá hấp dẫn, nên Ấn Độ lại nhanh chóng nối lại việc mua dầu từ Mỹ. Sau đó, Ấn Độ mua dầu WTI của Mỹ và “bỏ lại” các lô hàng dầu của Nga trên biển.
Không chỉ Ấn Độ, nhiều nước đang phát triển khác cũng đang thực hiện bước đi tương tự. Các nền kinh tế mới nổi lo ngại về việc Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng trên toàn cầu.
Một báo cáo gần đây do Trung tâm Kinh tế Địa lý của Hội đồng Đại Tây Dương công bố cho thấy việc phi đô la háo không ảnh hưởng đến đồng bạc xanh. Đồng USD chỉ mạnh lên và khiến nhiều đồng tiền tệ khác rớt giá.
Tổng hợp
Nhịp sống thị trường