Một quốc gia Đông Nam Á tăng 180 lần lượng vốn đầu tư vào Việt Nam sau 3 thập niên, các dự án có mặt tại 51/63 tỉnh thành
Quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Singapore đã được bắt đầu từ vài chục năm trước và đang ngày càng phát triển, đạt được những bước tiến vượt bậc.
- 29-08-2023Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thăm Việt Nam
- 29-08-2023Chuỗi cung ứng của Apple đang được vẽ lại ở Việt Nam và 1 quốc gia châu Á: Liệu kỷ nguyên "made in China" có thật sự chấm dứt?
- 20-08-2023Việt Nam sắp "chạm tay" vào công nghệ cực hấp dẫn: "Hàng độc" của ASEAN, chưa đâu trên thế giới có
Từ ngày 27 đến 29/8, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ một loạt sự kiện được tổ chức để kỷ niệm 50 thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Singapore.
Quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Singapore đã được bắt đầu từ vài chục năm trước và đang ngày càng phát triển, đạt được những bước tiến vượt bậc.
Theo số liệu từ Cơ quan thống kê Singapore, sau gần 30 năm, lượng vốn đầu tư mà đảo quốc sư tử rót vào Việt Nam đã tăng 180 lần.
Từ những năm 1990, Singapore đã là một trong 4 quốc gia ASEAN đi đầu trong việc thăm dò để đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Ngay sau đó, lượng vốn đầu tư từ Singapore vào Việt Nam đã tăng nhanh chóng. Năm 1994, trong chuyến thăm của nguyên Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong tới Việt Nam, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đề nghị phát triển khu công nghiệp theo tiêu chuẩn Singapore. 2 năm sau đó, vào năm 1996, cột mốc quan trọng đã diễn ra khi Liên doanh các công ty Singapore do Tập đoàn SembCorp đứng đầu đã hợp tác với Tổng Công ty Becamex IDC thành lập khu công nghiệp VSIP đầu tiên tại Bình Dương.
Sự thành công của VSIP đầu tiên này đã mở đường cho quá trình phát triển mạng lưới của VSIP trong nước. Đến nay, đã có 14 VSIP tại 10 tỉnh thành trên cả nước, thu hút tổng vốn đầu tư trị giá khoảng 18 tỉ USD và đã tạo ra hơn 300.000 việc làm. VSIP cũng trở thành biểu tượng cho dòng vốn FDI từ Singapore vào Việt Nam.
Trong khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997, dòng vốn FDI từ Singapore vẫn tiếp tục tăng trong khi hầu hết các quốc gia khác đều có sự sụt giảm mạnh.
Trong nhiều năm liên tiếp, Singapore luôn nằm trong nhóm những nhà đầu tư hàng đầu vào Việt Nam. Theo số liệu mới nhất từ Cục đầu tư nước ngoài (thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư), Singapore có 3.031 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 70,3 tỷ USD.
Quy mô dự án bình quân của Singapore là trên 23,5 triệu USD/dự án, cao hơn quy mô dự án bình quân chung của cả nước là trên 12,1 triệu USD/dự án.
Theo số liệu năm 2022, các dự án đầu tư của Singapore tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 706 dự án với số vốn là 25,58 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm gần 38% tổng vốn đầu tư của Singapore tại Việt Nam; đứng thứ hai là hoạt động kinh doanh bất động sản với 190 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký trên 18 tỷ USD, chiếm 26,7%; tiếp theo là lĩnh vực lĩnh vực sản xuất điện với 42 dự án với hơn 11,8 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 17,5%. Còn lại là những ngành khác.
Singapore hiện đã có đầu tư tại 51/63 tỉnh thành phố của Việt Nam (trong đó có khu vực dầu khí). TP Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu về vốn đầu tư của Singapore tại Việt Nam với 1.493 dự án, tổng vốn đầu tư là 11,8 tỷ USD, chiếm 17,5% tổng vốn đầu tư của Singapore tại Việt Nam.
Đứng thứ hai là Hà Nội với 460 dự án, tổng vốn đầu tư trên 7,87 tỷ USD, chiếm 11,7% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ ba là Bình Dương với 275 dự án, tổng vốn đầu tư 5,4 tỷ USD, chiếm 8% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Bắc Ninh, Long An, Quảng Nam và các địa phương khác.
Tổng hợp
Nhịp sống thị trường