Một Shark kịch liệt phản đối luật nhân viên được ‘ngắt kết nối’ với sếp sau giờ làm việc: ‘Nếu ai đó không trả lời tin nhắn của tôi, họ sẽ bị sa thải’
Vị "cá mập" khó tính không ủng hộ luật "phớt lờ sếp sau giờ làm" mới ban hành tại Úc.
- 02-09-2024Sợ nghèo bền vững, cô gái chấp nhận tới nơi không có hàng ăn, không thể đặt hàng online để làm việc: Kết quả 3 năm kiếm được 25 tỷ!
- 29-08-2024Kiên trì làm việc này mỗi ngày, bà nội nuôi dạy cháu trai thông minh hơn hẳn bạn đồng lứa
- 17-08-202429 tuổi không dám lấy chồng vì phải nai lưng làm việc nuôi em trai ăn học, đến ngày tốt nghiệp, mẹ bắt tôi phải lo mua nhà cho em lấy vợ: Tôi muốn bỏ nhà ra đi!
Theo quy định, từ ngày 22/8, người lao động tại Úc sẽ được bảo vệ nhiều hơn nữa khi luật "ngắt kết nối" chính thức có hiệu lực.
Trước đây không ít chủ lao động đòi hỏi nhân viên phải sẵn sàng liên lạc làm việc bất kỳ lúc nào và không được trả lương làm thêm ngoài giờ là một thực trạng phổ biến tại Úc. Luật "ngắt kết nối" đã giải quyết điều này.
Theo luật này, hàng triệu người lao động Úc có quyền từ chối liên lạc ngoài giờ làm việc - bao gồm cả cuộc gọi và email - trừ khi việc từ chối đó là không hợp lý, đồng nghĩa người lao động được pháp luật bảo vệ khi không muốn liên lạc ngoài giờ làm việc.
Những thay đổi về luật mới đã đưa Australia vào nhóm 20 quốc gia, chủ yếu ở châu Âu và Mỹ Latinh, có quy định bảo vệ nhân viên. Như tại Pháp, quyền ngắt kết nối được thực thi từ năm 2017. Năm 2018, một công ty Pháp từng bị phạt gần 67.000 USD vì yêu cầu nhân viên luôn phải bật điện thoại.
Trái ngược với niềm vui của người lao động thì luật mới này đang không được lòng các sếp tại xứ sở chuột túi và một số các quốc gia khác.
Chẳng hạn, trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình "Outnumbered" của Fox News tuần trước, ngôi sao của Shark Tank Mỹ Kevin O'Leary cho biết, việc cho phép nhân viên bỏ qua những thông báo của sếp vào đêm khuya là vô nghĩa đối với ông.
"Điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp khẩn cấp và bạn không thể liên lạc được với nhân viên. Chính sách kiểu này là vô lý. Những luật như thế này chỉ khiến tôi phát điên. Thật ngớ ngẩn. Tại sao lại có thể đề xuất một ý tưởng như vậy", sếp Kevin O'Leary thẳng thắn nói trên truyền hình.
Khi được hỏi ông sẽ làm gì nếu bất kỳ nhân viên nào của ông đều chọn "chế độ im lặng", O'Leary cho biết ông sẽ không ngần ngại để họ ra đi.
"Đúng vậy, nếu ai đó không trả lời tin nhắn của tôi, họ sẽ bị sa thải", ông nói.
Phóng viên của Business Insider dự đoán rằng, hầu hết nhân viên Úc có lẽ vẫn phải trả lời cuộc gọi của sếp theo những kịch bản mà O'Leary đưa ra.
Australia Industry Group - nhóm người sử dụng lao động - cho biết sự mơ hồ về cách áp dụng quy tắc sẽ gây nhầm lẫn cho các nhà quản lý và nhân viên. Công việc cũng thiếu linh hoạt và gây ảnh hưởng đến nền kinh tế.
"Quy định này được ban hành một cách thiếu cân nhắc, không có sự tham vấn đầy đủ về tác động thực tế của chúng và khiến người sử dụng lao động có ít thời gian chuẩn bị", người đại diện nhóm nói.
Song, Thượng nghị sĩ Murray Watt, Bộ trưởng Bộ Lao động và Quan hệ nơi làm việc tại Úc cho biết trong cuộc phỏng vấn với ABC News: "Vấn đề thật sự chính là nỗ lực mang lại sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho người lao động.
Luật đảm bảo rằng người lao động không phải làm thêm giờ hoặc phải kiểm tra email, tin nhắn, cuộc gọi mà không được trả thêm đồng lương nào. Trừ khi đó là một tình huống khẩn cấp, nếu không, người sử dụng lao động nên đợi đến ngày làm việc tiếp theo để thông báo cho nhân viên của họ".
Được biết, theo một cuộc khảo sát năm 2022, do Trung tâm Công tác Tương lai thuộc Viện Australia thực hiện, cứ 10 người Úc thì có 7 người phải làm việc ngoài giờ. Những người trong số họ cho rằng, họ cảm thấy mệt mỏi về thể chất và tinh thần.
Trong năm 2023, Viện này cũng báo cáo rằng trung bình một người Úc phải làm thêm 281 giờ mà không được trả công. Ước tính với số giờ làm không công ấy, mỗi người lao động đã mất 7.500 USD/năm.
Theo Business Insider
Đời sống & pháp luật