Một thập kỷ nữa vừa qua đi, nếu bạn cứ mãi trì hoãn thì bao giờ mới thành công? 3 chiến lược cần làm ngay để thay đổi
Nhìn người người nhà nhà khoe thành tích đạt được trong 10 năm qua còn bản thân vẫn quẩn quanh những công việc dang dở cùng suy nghĩ "thôi để mai làm" thì đây là hồi chuông báo động dành cho bạn.
- 22-11-2019Thoát khỏi sự trì hoãn với nguyên tắc "4 giây, 2 phút , 72 giờ và 21 ngày": Cuộc đời ngắn ngủi đâu có chỗ cho lần lữa, đừng để tụt dốc không phanh mới hối hận!
- 14-09-2019Hay trì hoãn công việc không có deadline, đây là những cách khiến bạn có động lực làm ngay lập tức mọi việc
Khi nói đến mục tiêu tài chính của mình, bạn có thể dễ dàng rơi vào tâm lý "ngày nào đó". Một ngày nào đó bạn sẽ sở hữu một ngôi nhà, một ngày nào đó bạn sẽ tiết kiệm tiền nghỉ hưu, và cứ tiếp tục như thế, thời gian thấm thoát trôi qua mà bạn vẫn chưa hoàn thành được bất kỳ mục tiêu nào mà mình đề ra.
Theo một nghiên cứu năm 2018 từ Fidelity, hơn 70% số người thừa nhận đã trì hoãn ít nhất vài lần khi nói đến mục tiêu tài chính của họ.
Vậy nguyên do của sự trì hoãn đến từ đâu?
Theo nghiên cứu, lý do của việc trì hoãn cũng rất khác nhau: 45% mọi người nghĩ rằng họ có nhiều thời gian để hoàn thành mục tiêu; trong khi 39% còn lại thì hoảng sợ, lo lắng họ sẽ không thể hoàn tất nhiệm vụ, hoặc bị choáng ngợp về việc không thực hiện nó một cách hoàn hảo.
Trên thực tế, nhiều phụ nữ luôn chần chừ các dự định của mình vì khao khát sự hoàn hảo hơn nam giới.
Nghiên cứu cũng thấy rằng con người có một sự thiên vị hiện tại khi nói đến việc tiêu thụ và lập kế hoạch. Họ thích lợi nhuận ngay lập tức hơn trong tương lai, bỏ qua các chi phí tiềm năng.
Tuy nhiên, việc trì hoãn không phải lúc nào cũng xấu, đôi khi nó là một phần của cuộc sống, nhưng nó sẽ trở thành một vấn đề lớn nếu bạn cứ mãi trì hoãn.
Theo nghiên cứu, lý do của việc trì hoãn cũng rất khác nhau: 45% mọi người nghĩ rằng họ có nhiều thời gian để hoàn thành mục tiêu; trong khi 39% còn lại thì hoảng sợ, lo lắng họ sẽ không thể hoàn tất nhiệm vụ, hoặc bị choáng ngợp về việc không thực hiện nó một cách hoàn hảo. Đừng để "Ngày nào đó" không bao giờ đến!
Nếu bạn không muốn "một ngày nào đó" không bao giờ đến, bạn phải hành động ngay hôm nay. Thời điểm chuyển giao từ năm cũ sang năm mới này chính là thời điểm thích hợp để bạn bắt tay vào thực hiện những kế hoạch dang dở của mình.
Cách đi từ "một ngày nào đó" đến "hôm nay"
Theo Fidelity, một số nhiệm vụ thường bị trì hoãn nhất là lập ngân sách, tạo kế hoạch bất động sản, tiết kiệm cho trường hợp khẩn cấp, trả hết nợ và đầu tư cho hưu trí. Đây là những mục tiêu cần được ưu tiên hàng đầu, nó ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bạn.
Dưới đây là 3 chiến lược mà mọi người có thể thực hiện để thay đổi tâm lý "ngày nào đó" của mình:
1. Xem xét chi phí cơ hội
Các nhà kinh tế học hành vi nhận thấy rằng mọi người sẽ bị ám ảnh về tổn thất, thiệt hại hơn là lợi nhuận. Nghĩa là, người ta thường nghĩ về một sự mất mát tài chính đau đớn hơn là một lợi ích tài chính tích cực.
Lời khuyên dành cho bạn: Tìm hiểu số tiền có khả năng bị mất mát khi không đầu tư hoặc ưu tiên trả nợ hay chuyển sang tài khoản tiết kiệm năng suất cao.
Lên mạng tìm kiếm, bạn có thể thấy vô vàn những biểu đồ biểu thị khả năng mọi người có thể bỏ lỡ bao nhiêu tiền khi họ ngừng đầu tư.
Những con số đó là một hồi chuông cảnh tỉnh cho bạn. Một vài năm có thể tiêu tốn hàng trăm ngàn đô la trong tăng trưởng gộp. Vì vậy, việc bạn đang trì hoãn đồng nghĩa với việc bạn đang lãng phí tiền của.
Hãy suy nghĩ về những tổn thất tiềm năng và tính toán sự khác biệt giữa việc giải quyết các nhiệm vụ tài chính ngay bây giờ hoặc đưa chúng ra cho một ngày sau đó. Bắt đầu sớm lúc nào cũng dễ dàng hơn.
Bắt đầu sớm lúc nào cũng dễ dàng hơn. Hãy tiết kiệm cho nghỉ hưu. Bạn bắt đầu tiết kiệm ở độ tuổi 20 thì số tiền bạn phải bỏ ra mỗi tháng ít hơn rất nhiều so với những người bắt đầu ở độ tuổi 30, 40 hoặc hơn thế nữa.
Hãy suy nghĩ về những tổn thất tiềm năng và tính toán sự khác biệt giữa việc giải quyết các nhiệm vụ tài chính ngay bây giờ hoặc đưa chúng ra cho một ngày sau đó.
Thay vì nghĩ về một ngày nào đó, chúng ta phải biết những gì mình có thể đạt được ngày hôm nay.
2. Tránh theo chủ nghĩa cầu toàn
Chủ nghĩa cầu toàn có thể tàn phá nhiều khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta. Theo Fidelity, phụ nữ đặc biệt dễ bị điều này ảnh hưởng tiêu cực đến tài chính của họ.
Chẳng hạn như trong đầu tư. Nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, thường lo lắng rằng họ không đủ hiểu biết để bắt đầu, vì vậy họ đã xếp kế hoạch của mình vào một "góc", tích lũy tiền trong tài khoản nhưng không bao giờ thực hiện bước tiếp theo.
Không có thứ gọi là hoàn hảo khi nói về tiền bạc hoặc đầu tư (hoặc bất cứ thứ gì trong cuộc sống). Mọi người dễ dàng bội chi, rơi vào nợ nần hoặc tiết kiệm ít hơn họ muốn. Thay vì cảm thấy bị mắc kẹt bởi chủ nghĩa cầu toàn, hãy cho phép bản thân phạm lỗi và bước tiếp.
Hiểu những điều cơ bản của nhiệm vụ trong tay, hình thành và bám sát kế hoạch tài chính là chìa khóa quan trọng cho bạn hơn là sự hoàn hảo.
3. "Ngày khởi đầu mới" thay vì "ngày nào đó"
Mọi người luôn thấy hào hứng bắt đầu mục tiêu khi cảm thấy xung quanh mới mẻ, ví dụ như mỗi dịp năm mới.
Nghiên cứu từ Kinda Milkman, giáo sư tại Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania cùng các đồng nghiệp của cô cho thấy mọi người có thể tạo ra hiệu ứng "ngày khởi đầu mới" này bất cứ khi nào họ chọn.
Milkman và nhóm nghiên cứu của cô thấy rằng đưa ra một ngày có ý nghĩa sẽ thúc đẩy mọi người làm việc. Giả sử, mọi người thường hào hứng vào ngày đầu tiên của mùa xuân, bởi vì nó đánh dấu sự phân chia giữa một quá khứ không hoàn hảo và một tương lai tốt đẹp hơn.
Bạn hãy tự chọn cho mình một dấu mốc mới để thiết lập và thực hiện mục tiêu. Đó có thể là sự khởi đầu của một học kỳ mới, đầu tuần, sinh nhật, hoặc ngày đầu tiên của năm. Vậy tết Nguyên Đán đang tới gần, bạn sẵn sàng bắt tay vào thực hiện mục tiêu của mình rồi chứ?
Tham khảo CNBC