Một thị trường tăng trưởng tới 65%, nhà đầu tư sẽ tiếp tục rót tỉ USD vào lĩnh vực nào?
Ngành công nghiệp và dịch vụ liên quan, điển hình là lĩnh vực dệt may và nhựa sẽ là một trong những ngành hấp dẫn nhà đầu tư thực hiện các thương vụ M&A trong thời gian tới.
- 15-09-2016Phát xít Đức, chất độc màu da cam và 66 tỷ USD: Bên trong vụ M&A lớn nhất thế giới năm 2016
- 05-09-2016Ai nắm đằng chuôi trong M&A ngân hàng?
- 27-08-2016MSI tuyển dụng vị trí Giám đốc M&A
- 24-08-2016Thái Lan thống lĩnh bán lẻ và tiêu dùng trong M&A
Thị trường mua bán sáp nhập (M&A) của Việt Nam đang trở thành một trong những thị trường “hot” cho các nhà đầu tư theo nhận định được TS. Dương Quỳnh Nga, Khoa Tài chính Ngân hàng trường Đại học Mở TPHCM đưa ra.
Hoạt động M&A bắt đầu tại Việt Nam những năm 2000, song đến nay đã tăng mạnh về số lượng và giá trị. Nếu như chỉ có khoảng 18 thương vụ trong những năm 2000, thì đến năm 2006 tăng lên 32 vụ với trị giá 245 triệu.
Chỉ sau hai năm, con số này đã tăng lên gấp gần 5 lần khi đã có 146 vụ M&A với tổng giá trị lên tới trên 1 tỷ USD. Đỉnh điểm của các thương vụ M&A diễn ra trong giai đoạn 2009 - 2012, khi tổng trị giá các thương vụ M&A đạt khoảng 14,8 tỷ USD, tăng trưởng tới 65%/năm.
Dự báo trong năm năm 2016, sẽ có khoảng gần 600 thương vụ với trị giá gần 6 tỷ USD. Con số này là hoàn toàn có căn cứ khi trong 6 tháng đầu năm 2016 đã có hơn 3 tỷ USD được rót vào các lĩnh vực M&A. Hội nhập quốc tế đang được nhận định là cơ hội mở ra cho các nhà đầu tư, trong đó tập trung vào việc rót vốn các star-up.
Nếu như trước đây M&A chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực tiêu dùng, bán lẻ thì nay đã trải khắp các ngành từ sản xuất, tài chính – ngân hàng, bất động sản đến công nghệ thông tin.
Đáng chú ý, trong 2 năm gần đây, lĩnh vực tài chính – ngân hàng, hàng tiêu dùng nhanh và chứng khoán là diễn ra hoạt động M&A mạnh mẽ nhất. Những thương vụ có quy mô từ 30 đến 100 triệu USD thường có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, trong khi các nhà đầu tư trong nước thì chủ yếu thực hiện các thương vụ quy mô nhỏ và vừa khoảng mức 5 triệu USD, chiếm 60% trong tổng các thương vụ.
Theo các chuyên gia, thị trường M&A nóng lên gần đây là do năm 2015, Việt Nam đã đàm phán xong 4 hiệp định thương mại tự do. Tham vọng của các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Eu khi thực hiện M&A không chỉ là nhắm đến Việt Nam mà còn tận dụng cơ hội đầu tư vào thị trường 600 triệu dân của ASEAN.
Ông Christopher Kummer - chủ tịch Viện mua lại, sáp nhập và liên kết IMAA (Thụy Sĩ) điểm đáng chú ý là dòng vốn M&A đang đổ mạnh vào lĩnh vực nhượng quyền và các star-up, được xem là tín hiệu tốt cho thị trường.
Hiện nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng GDP 6,68% trong năm 2015, nên thị trường M&A Việt Nam dự báo vẫn tiếp tục bùng nổ và mở rộng ra nhiều ngành hàng, lĩnh vực khác.
Theo đó,các ngành hàng và dịch vụ công nghiệp, điển hình là dệt may sẽ có sự thu hút đặc biệt với các nhà đầu tư ngoại do các nhà đầu tư này đang lên kế hoạch mở rộng hoạt động tại Việt Nam với việc xây dựng các nhà máy mới.
Theo nhìn nhận của các chuyên gia, con đường thâu tóm các công ty phù hợp là lựa chọn ngắn nhất để các nhà đầu tư ngoại tận dụng lợi thế của các hiệp định tự do thương mại.
Ngoài ra, sau hiệp định Việt – Hàn được ký kết, thuế nhập khẩu nguyên vật liệu nhựa từ Hàn Quốc sẽ được bãi bỏ. Vì thế các nhà đầu tư Hàn Quốc đang nhắm tới thị trường bao bì nhựa mềm thông qua thâu tóm các công ty đứng đầu ngành. Với chi phí nhân công rẻ và thuế xuất khẩu bằng 0%, các công ty Hàn Quốc có thể tiết kiệm hàng trăm triệu đô. Đây là nguyên nhân khiến thị trường nguyên vật liệu nhựa sẽ nóng lên trong thời gian tới.
Việc chính phủ cho phép nới room ngoại trong ngành chứng khoán và ngân hàng, được nhìn nhận cũng là điều kiện làm hoạt động M&A ngày càng sôi động và thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, cũng có không ít rào cản đặt ra với hoạt động M&A. Trong khi các nhà đầu tư ngoại chưa hiểu rõ đặc tính thị trường nên sẽ mất thời gian để tìm đối tác, nên khi gặp các vấn đề phát sinh trên, các nhà đầu tư ngoại thường khó chấp nhận. Còn công ty Việt Nam thì nguồn vốn không dồi dào, khi đầu tư phải xin phép ngân hàng hoặc Bộ kế hoạch đầu tư.
“Việc cơ chế chưa hoàn thiện sẽ làm hạn chế khả năng cạnh tranh của các công ty Việt Nam. Giá cả luôn là yếu tố quan trọng dẫn đến thương vụ không thành công. Khi định giá doanh nghiệp Việt nam thuê các công ty kiểm toán trong nước còn nhà đầu tư ngoại lại thuê các công ty tư vấn, kiểm toán quốc để định giá” – TS. Nga nói.