Một tuần "tắm máu" của chứng khoán Mỹ, Dow Jones mất 12% giá trị: Chuyện gì đã xảy ra?
Chứng khoán Mỹ vừa trải qua một tuần lịch sử với những cú sụt giảm nghiêm trọng trước nỗi ám ảnh virus corona lây lan khắp toàn cầu sau khi hoành hành ở Trung Quốc.
- 29-02-2020Đây là những "hầm tránh bão" mà nhà đầu tư đổ xô tìm đến khi thị trường lao dốc như hiện nay
- 03-08-2019Ngược lại với bán lẻ, ngành công nghiệp vận tải ở Mỹ đang ‘tắm trong bể máu’: Doanh thu ‘bay hơi’ hàng triệu đô, hàng nghìn tài xế mất việc
- 17-06-2019Nikkei: Thị trường fintech Việt Nam sắp trải qua cuộc "tắm máu" thảm khốc
- 25-11-2018Bitcoin thủng 4.000 USD, cuộc tắm máu chưa có hồi kết
- 21-11-2018Nhóm FAANG mất 1 nghìn tỷ USD vốn hoá, cuộc tắm máu thực sự rất kinh hoàng
Dow Jones và S&P 500 giảm lần lượt 12 và 11% chỉ trong tuần qua, đánh dấu mức giảm tồi tệ nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính. Dow Jones trải qua cú sụt giảm tồi tệ nhất trong một ngày hôm 27/2.
Cuộc tắm máu lịch sử trên phố Wall xảy ra khi các nhà kinh tế lo sợ trước những rủi ro mà virus corona, cả về lợi nhuận doanh nghiệp cũng như kinh tế toàn cầu. Số ca nhiễm virus corona mới tiếp tục tăng, cả ở trong và ngoài Trung Quốc khiến thế giới lo sợ. Hàn Quốc, Italy và Iran đang là những điểm nóng mới về virus corona.
Nhiều công ty đã ngay lập tức đưa ra những cảnh báo về sự sụt giảm thu nhập trong bối cảnh virus lan rộng. Nó cũng khiến các nhà đầu tư lo ngại về triển vọng thị trường cũng như khả năng virus bùng nổ Mỹ và tác động đến nền kinh tế số 1 thế giới.
"Khi mọi người không biết cách định lượng mọi thứ, tình cảnh của chúng ta hiện nay, phản ứng đầu tiên là bán tháo sau đó mới đi tìm hiểu", JJ Kinahan, chiến lược gia thị trường trưởng tại TD Ameritrade, cho biết.
Vì đâu nên nỗi?
Dow Jones đã có 2 lần giảm hơn 1.000 điểm trong tuần này. Cú giảm 1.192 điểm hôm 27/2 được xem là cú sập tồi tệ nhất từng được ghi nhận. Trong khi đó, S&P 500 cũng có 3 ngày giảm hơn 2% trong tổng số 5 ngày giao dịch.
"Khi ám ảnh về virus corona còn tồn tại trong đầu các nhà đầu tư càng lâu, chúng ta sẽ tiếp tục nhìn thấy những biến động càng lớn, không chỉ với thị trường mà còn cả với nền kinh tế", Dan Deming, quản lý cấp cao của KKM Financial, chia sẻ.
Kết thúc 1 tuần sóng gió, toàn bộ 30 thành viên của Dow Jones đều giảm hơn 10% so với mức cao nhất 52 tuần. Gã khổng lồ công nghệ Apple thậm chí còn rơi vào thị trường gấu, khi các đợt bán tháo nhanh chóng khiến cổ phiếu giảm tới 20% so với kỷ lục nó lập hồi tháng Giêng.
Các nhà đầu tư tìm kiếm nơi trú ẩn trước cú sụt giảm mạnh mẽ của thị trường bằng cách chọn trái phiếu kho bạc và các phương án phòng hộ khác. Lợi tức trái phiếu kho bạc 10 năm chuẩn đã đã rơi xuống 1,15% lần đầu tiên hôm thứ 6 mặc dù nó duy trì ở mức 1,4% trong gần như cả tuần.
Trong khi đó, VIX, cái gọi là chỉ số đo nỗi sợ hãi của các nhà đầu tư, đã tăng lên tới 49,15%, mức cao nhất trong ngày kể từ đầu tháng 2.
Tại sao những điều này xảy ra?
Số ca nhiễm virus corona ở Hàn Quốc tăng vọt lên 2.700 người trong tuần này, biến quốc gia Đông Á trở thành ổ dịch lớn nhất bên ngoài Trung Quốc. Ở châu Âu, Italy xác nhận 600 trường hợp nhiễm bệnh. Ở Iran, cả Phó tổng thống và Thứ trưởng Y tế đều đã dương tính với Corona. Nhiều quốc gia khác, bao gồm New Zealand và Nigeria đều xác nhận có dịch.
Số lượng các trường hợp nhiễm corona tăng vọt, đặc biệt ở bên ngoài Trung Quốc, làm dấy lên những lo ngại về sự suy thoái toàn cầu kéo dài. Điều này khiến các nhà đầu tư bán tháo chứng khoán. Sự không chắc chắn do virus corona gây ra cũng khiến một số công ty phát đi cảnh báo với các nhà đầu tư về tác động của virus đối với kết quả kinh doanh của họ.
Microsoft cho biết doanh thu quý của bộ phận máy tính cá nhân, vốn chiếm 36% tổng doanh thu của công ty, sẽ không đạt được mục tiêu vì corona làm chậm chuỗi cung ứng. Paypal thì cảnh báo rằng corona sẽ tác động tiêu cực tới doanh thu của họ. Mastercard thì cho biết doanh thu cả năm 2020 có thể sẽ sụt giảm vì virus.
Tất cả các yếu tố này kết hợp lại tạo ra một cuộc tắm máu trên thị trường chứng khoán Mỹ.
Chuyện gì sẽ đến?
Những người tham gia thị trường sẽ tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy đáy của đợt tắm máu này.
Từ Thế chiến 2, S&P 500 đã có 26 lần điều chỉnh mạnh. Trong những lần "tắm máu" trước đây, S&P 500 giảm trung bình 13,7% và mất khoảng 4 tháng để phục hồi. Đó là những gì vẫn thường xảy ra trong trường hợp S&P 500 giảm nhưng chưa rơi vào thị trường gấu.
Larry Benedict, CEO của The Opportunistic Trader, cho rằng đây là cơ hội tốt để các nhà đầu tư có thể mua được những cổ phiếu ưng ý.
Tuy nhiên, Jeff Chang, giám đốc điều hành tại Cboe Vest, cho rằng các nhà đầu tư tiếp tục nên thận trọng.
"Trong lịch sử, chúng ta đã từng thấy những cú sập mạnh sau khi thị trường tắm máu như thế này. Vì vậy, tôi sẽ chờ đến lúc có dấu hiệu hồi phục", Chang chia sẻ.