“Một vành đai, Một con đường” và rất nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ
“Con đường tơ lụa” mới của Trung Quốc liệu có giúp nền kinh tế thế giới phục hồi? Hay đây chỉ là một biện pháp giải quyết vấn đề trong nước?
- 21-05-2017“Trật tự thế giới mới” của Trung Quốc (4): Tiêu tiền như khách Trung Quốc
- 20-05-2017Singapore có đứng ngoài “con đường tơ lụa” của Trung Quốc?
- 17-05-2017“Trật tự thế giới mới” của Trung Quốc (3): Tiền Trung Quốc biến đổi châu Phi
- 17-05-2017“Trật tự thế giới mới” của Trung Quốc (2): Sinh viên Trung Quốc khiến đại học Mỹ thay đổi
- 17-05-2017“Trật tự thế giới mới” của Trung Quốc (1): Đầu tư trên toàn cầu
Nếu Tổng thống Donald Trump có ý định “vứt bỏ” vai trò lãnh đạo của Mỹ trong nền thương mại toàn cầu, thì Chủ tịch Tập Cận Bình đã quyết định sẽ “tiếp nhận” vị trí này – và sự chuyển dịch này đang ngày càng rõ ràng.
Vào hôm 14/05, lãnh đạo của gần 30 quốc gia, lãnh đạo của Tổ chức Tiền tệ Quốc tế IMF, Ngân hàng Thế giới, Liên Hợp Quốc và nhiều đại biểu trên thế giới đã tới tham dự hội nghị xúc tiến thực hiện sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” – Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc tại Bắc Kinh.
Đây là một kế hoạch đầy tham vọng. Cụ thể, nội dung của sáng kiến này bao gồm xây dựng các tuyến đường bộ, đường sắt, cảng biển, hệ thống ống và nhiều hạ tầng khác nối Trung Quốc với Trung Á, châu Âu và châu Phi cả trên đất liền và ngoài biển; từ “vành đai” trên đất liền và “đường” biển, vươn tới khu vực Đông Nam Á và hướng tới Ấn Độ Dương. Hiện nay, tổng số vốn đầu tư dự kiến cho sáng kiến này đã lên tới 900 tỉ USD. Các nhà đầu tư chính gồm các ngân hàng và quỹ tín dụng Trung Quốc và do Trung Quốc hậu thuẫn.
Những đại biểu tham gia hội nghị vừa tràn trề hi vọng, nhưng cũng đầy sợ hãi. Các cường quốc phương Tây đã tăng cường tài chính nhằm phát triển thị trường cho các sản phẩm của mình, cũng như mở rộng ảnh hưởng trong các lĩnh vực chính trị. Các quốc gia kém phát triển hơn rất vui vẻ nhận đầu tư từ những cường quốc này. Kết quả của động thái này vừa có lợi, cũng bất lợi cho cả hai phía. Đây được xem như một dạng “thuộc địa kiểu mới” của thế kỉ 21.
Tuy nhiên, tình hình hiện nay không chỉ dừng lại ở đó. Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc không chỉ là một dự án phát triển, mà còn là một yếu tố kích thích thương mại trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng trung bình và hoạt động thương mại gặp nhiều trở ngại.
Với sáng kiến “Một vành đai, Một con đường”, ngoài đầu tư cho cơ sở hạ tầng, Trung Quốc còn nhắm tới mục tiêu nới lỏng rào cản thương mại và hài hoà các quy định. Nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng của sáng kiến này cần nâng cấp cơ sở hạ tầng, cũng như xây dựng các mối quan hệ thương mại quốc tế chặt chẽ hơn. Và điều này là hoàn toàn có tiềm năng.
Tiềm năng này liệu có được khai phá chủ yếu phụ thuộc vào những mục tiêu Trung Quốc đặt ra và việc liệu quốc gia này có áp dụng kỷ luật để đạt được những mục tiêu trên. Sáng kiến này có tác dụng lớn đối với sức mạnh của Trung Quốc. Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại hiện nay là kế hoạch này sẽ “xuất khẩu” những mặt yếu kém nhất trong nền kinh tế Trung Quốc, trong khi tạo áp lực ngày càng lớn lên hệ thống tài chính đang quá tải.
Với sự “bành trướng” kinh tế thành công trong vài thập kỉ trở lại đây, Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như phân bổ vốn không hiệu quả cũng như tình trạng dư thừa trong nhiều ngành công nghiệp.
Trung Quốc có lẽ chỉ quan tâm đến việc chuyển hướng tình trạng tiết kiệm thặng dư, xuất khẩu hàng hoá dư thừa và đưa các công ty xây dựng của mình ra nước ngoài. Nếu đây là mục tiêu của Trung Quốc, thì Con đường tơ lụa mới chắc chắn sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của các quốc gia liên quan. Trong trường hợp đó, họ sẽ không đạt được mức thu nhập mong đợi, các khoản vay sẽ không được giải quyết. Điều này gây tổn hại tới xếp hạng tín dụng của họ, và đồng thời, cũng tạo ra các tài sản xấu “chặn đứng” hệ thống tài chính của Trung Quốc.
Làm thế nào để toàn thế giới nhận ra sáng kiến này đem lại hiệu quả như mong đợi? Câu trả lời là nhìn vào các dự án. Các doanh nghiệp địa phương và quốc tế, bên cạnh các doanh nghiệp Trung Quốc, nên tham gia vào quá trình tiến hành các dự án. Một khi đã hoàn thành, những dự án này phải đem lại hiệu quả cao.
Nếu không thể thoả mãn những điều kiện trên, thì rõ ràng, thay vì góp phần hồi phục nền kinh tế toàn cầu, Trung Quốc chỉ đang cố gắng “mua” quyền lãnh đạo khu vực và “tống khứ” hàng hoá dư thừa trong nước.