Một vỏ quýt khô nhỏ bé bình thường lại là bảo vật gia truyền của người Trung Quốc: Tuổi thọ càng cao càng "hái" ra tiền, có khi lên tới 42 triệu/kg
Ngay cả bao tải đựng vỏ quýt khô cũng được coi là báu vật.
- 08-03-2023'Tổn thất’ của Goldman Sachs: ‘Át chủ bài’ bất ngờ nghỉ việc, dù không phải CEO nhưng hưởng lương chẳng thua kém
- 07-03-2023Chủ tịch Fed cảnh báo NHTW sẽ tiếp tục tăng lãi suất, lộ trình thắt chặt chính sách 'còn lâu mới kết thúc'
- 07-03-2023Quỹ phòng hộ kiếm tiền giỏi nhất Phố Wall: Lãi 16 tỷ USD nhờ khí đốt và dự báo thời tiết, 'vượt mặt' cả quỹ của Ray Dalio
Người Quảng Đông ( Trung Quốc ) có ba bảo vật đó là vỏ quýt khô (hay còn gọi là trần bì), gừng và rơm khô, trong đó vỏ quýt thường được nhắc tới đầu tiên.
Vỏ quýt khô không chỉ là món ăn vặt hàng ngày của người Quảng Đông mà còn là một loại gia vị trong ẩm thực Quảng Đông. Trong mỗi căn bếp của người Quảng Đông không thể thiếu hương thơm của vỏ quýt.
Ngoài ra, vỏ quýt khô còn nằm trong bộ sưu tập đặc trưng của các gia đình Quảng Đông.
Theo The Paper (Trung Quốc), khi đến nhà một người Quảng Đông làm khách, nếu bạn nhìn một chiếc lọ được đặt một cách trân trọng trong tủ, rất có thể trong đó là vỏ quýt khô.
Bảo vật gia truyền của người Quảng Đông
Nếu đến một nhà hàng Quảng Đông và gọi một vài món mặn, vỏ quýt khô có thể không xuất hiện nhưng chỉ cần bạn chú tâm nếm thử, trong món ăn dường như sẽ thoang thoảng hương thơm của cam quýt. Đó chính là sức hút của vỏ quýt — hình dáng nó sớm đã hòa vào hương vị của món ăn.
Trong mắt những người sành ăn, giá trị của vỏ quýt không phải là hình dáng, mà là vị thanh ngọt khi vừa đưa vào miệng.
Vỏ quýt khô cũng đã ăn sâu vào mọi khía cạnh của người Quảng Đông.
Vỏ quýt khô được sử dụng là gia vị của món ăn Quảng Đông. Ảnh: The Paper
Ví dụ, trong hôn lễ xưa kia ở khu vực Giang Môn, món ăn đắt giá nhất không phải là sơn hào hải vị, mà là món chè đậu đỏ bách hợp hạt sen. Nhìn thì có vẻ bình thường nhưng bên trong lại bỏ thêm một miếng "vỏ quýt trăm năm" — nhất định phải trăm năm, hơn kém một năm cũng không được.
Ngày nay, vỏ quýt trăm năm tuổi về cơ bản đã trở thành một huyền thoại nhưng phong tục cưới hỏi ở đây vẫn không thay đổi. Cô dâu sẽ nhận được của hồi môn là vỏ quýt khô thượng hạng, như lời chúc phúc, ý nghĩa hơn cả tiền bạc.
Giá trị kinh tế rất cao
Tại Quảng Đông, nơi sản xuất vỏ quýt khô nổi tiếng nhất là Tân Hội. Ở Tân Hội có một câu nói nổi tiếng là "Gió thu nổi lên thì phơi vỏ quýt". Hàng năm vào cuối thu, từ vườn cây cho đến đường phố, đâu đâu cũng thấy vỏ quýt phơi khô.
Vỏ quýt khô sau đó được xâu lại bằng dây gai, hun khói, cuối cùng được đóng gói trong bao tải và đặt trên gác mái thoáng gió, ít ánh sáng. Chỉ cần sau 3 năm, chúng sẽ thành món hàng đắt giá.
Với các hộ gia đình ở Tân Hội, vỏ quýt khô đủ chất lượng sẽ được đóng lọ kín, dán nhãn năm, bảo quản cẩn thận. Mỗi hộ gia đình ở đây đều có khu vực trưng bày vỏ quýt khô riêng với nhiều hũ đựng vỏ quýt của các năm khác nhau.
Vỏ quýt khô được giao dịch trên thị trường thì thường được đóng trong bao tải. Có điểm đặc biệt là, thương nhân chỉ bán vỏ quýt khô chứ không bán bao tải, bởi vì bao tải đựng vỏ quýt khô cũng là bảo vật. Chúng giống như thùng gỗ sồi dùng để ủ rượu vang, đã lưu sẵn hương thơm của sản vật và nó đã tích tụ các vi sinh vật thích hợp cho quá trình bảo quản.
Sử dụng các bao tải này để đựng vỏ quýt khô trong năm tới sẽ làm cho vỏ quýt khô thơm hơn.
Thực tế, dù được dùng hàng nghìn năm nay nhưng phải đến 10 năm gần đây, thương hiệu vỏ quýt khô Tân Hội mới trở nên phổ biến trên Trung Quốc.
Quýt Tân Hội ngày nay có giá sỉ tại xưởng khoảng 1.000 NDT/1kg (hơn 3 triệu VND) và giá trị của vỏ quýt khô sẽ theo từng năm dựa vào tuổi thọ của nó. Ví dụ, vỏ quýt khô có 10 năm tuổi sẽ có giá bán cao hơn vỏ quýt khô 3 năm tuổi.
Được biết, vỏ quýt khô Tân Hội 10 năm tuổi có lần được định giá là 12.000 NDT/kg (tương đương 42 triệu VND.
Hiện nay, sản xuất vỏ quýt khô là một ngành công nghiệp lớn của Tân Hội, thu hút nhiều lao động, đóng góp ngân sách đáng kể cho nền kinh tế Quảng Đông.
TTVH