MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một vùng của Việt Nam có tiềm năng lớn trong lĩnh vực 2.200 tỷ USD

Đây là ngành phù hợp với xu hướng phát triển bền vững.

Một vùng của Việt Nam có tiềm năng lớn trong lĩnh vực 2.200 tỷ USD- Ảnh 1.

Theo quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo quốc gia đến năm 2035, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có thể khai thác hơn 68.600 MW điện gió trên đất liền và hơn 31.500 MW điện mặt trời, một nguồn lực kỹ thuật lớn cho việc phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng xanh trong tương lai.

Ông Hà Vũ Sơn, Giám đốc Sở Công thương TP Cần Thơ cho biết tại Hội thảo Năng lượng xanh, chính sách và giải pháp thực tiễn cho các doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long được tổ chức bởi Trung tâm khoa học và hợp tác Netzero Việt Nam - Asia (Vanza) mới đây: “Chuyển đổi năng lượng xanh là xu thế tất yếu và yêu cầu bắt buộc để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời hướng tới một tương lai phát triển bền vững cho Việt Nam”.

Lãnh đạo Sở Công Thương Cần Thơ nói thêm: Đồng bằng sông Cửu Long có tài nguyên phong phú về điện gió, mặt trời và sinh khối, giúp đảm bảo an ninh năng lượng. Nghị định 135/2024 cũng đã mở ra nhiều chính sách ưu đãi mới nhằm khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Đặc biệt, mô hình điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ không chỉ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, mà còn tăng khả năng cạnh tranh khi xuất khẩu vào các thị trường khó tính.

Một vùng của Việt Nam có tiềm năng lớn trong lĩnh vực 2.200 tỷ USD- Ảnh 2.

Đồng bằng sông Cửu Long có tài nguyên phong phú về điện gió, mặt trời và sinh khối.

Hiện nay, nhu cầu năng lượng tăng mỗi năm 15 % trong 10 năm qua, và theo dự báo sẽ tiếp tục tăng trung bình mỗi năm 12 % trong thập kỷ tới. Đến năm 2030, dự báo nhu cầu năng lượng sẽ tăng gấp 4 lần so với năm 2005. Việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo không chỉ là xu thế mà còn là một phần trong chiến lược phát triển bền vững.

Chia sẻ tại hội thảo về điện mặt trời mái nhà, tự sản xuất, tự tiêu, ông Nguyễn Hoàng Dũng, Trưởng phòng Năng lượng tái tạo, Công ty Tư vấn Điện 3 (PECC3) cho biết: Điện mặt trời mái nhà là một giải pháp hiệu quả cho các doanh nghiệp trong việc tự sản xuất và tiêu thụ năng lượng xanh. Việc tự sản xuất điện không chỉ giúp giảm chi phí vận hành mà còn góp phần giảm áp lực lên lưới điện quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu năng lượng ngày càng tăng”

“Đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có nguồn bức xạ mặt trời dồi dào, mô hình điện mặt trời mái nhà giúp tối ưu hóa chi phí và gia tăng hiệu quả sản xuất bền vững”, ông Hoàng Dũng nói thêm.

Một vùng của Việt Nam có tiềm năng lớn trong lĩnh vực 2.200 tỷ USD- Ảnh 3.

Nhu cầu rất lớn về năng lượng tái tạo trong tương lai.

Còn bà Phạm Hương Giang, đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, nhấn mạnh đến nhu cầu rất lớn về năng lượng tái tạo trong tương lai. Đây cũng là chủ trương nhất quán của các cơ quan chức năng.

Đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho rằng Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng cao về năng lượng tái tạo, nhất là điện gió, mặt trời, sinh khối và chế từ rác thải. Để khai thác được tiềm năng này, cơ quan quản lý ở đồng bằng sông Cửu Long cần tiếp tục minh bạch hóa chính sách, giảm thủ tục hành chính, ưu tiên hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ cao và chú trọng bảo vệ môi trường. Tất cả nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển năng lượng xanh một cách bền vững.

Năng lượng tái tạo giúp tiến đến phát thải ròng bằng 0

Theo website Liên Hợp Quốc, “Năng lượng là cốt lõi của thách thức về khí hậu – và là chìa khóa cho giải pháp”. Nhiên liệu hóa thạch, chẳng hạn như than, dầu và khí đốt, là tác nhân lớn nhất gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu, chiếm hơn 75% lượng khí thải nhà kính toàn cầu và gần 90% tổng lượng khí thải carbon dioxide.

Một vùng của Việt Nam có tiềm năng lớn trong lĩnh vực 2.200 tỷ USD- Ảnh 4.

Để tránh những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu, thế giới cần phải giảm lượng khí thải.

Khoa học đã chứng minh để tránh những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu, lượng khí thải cần phải giảm gần một nửa vào năm 2030 và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Để đạt được điều này, “chúng ta cần chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và đầu tư vào các nguồn năng lượng thay thế sạch, dễ tiếp cận, giá cả phải chăng, bền vững và đáng tin cậy”, trang web của Liên Hợp Quốc nêu.

Các nguồn năng lượng tái tạo – có sẵn rất nhiều xung quanh chúng ta, được cung cấp bởi mặt trời, gió, nước, chất thải và nhiệt từ Trái đất – được thiên nhiên bổ sung và thải ra rất ít hoặc không thải khí nhà kính hoặc chất ô nhiễm vào không khí.

Quy mô thị trường năng lượng tái tạo toàn cầu được định giá ở mức 1.085,0 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến sẽ đạt từ 1.101,27 tỷ USD vào năm 2025 lên 2.271,20 tỷ USD vào năm 2033 , tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 9,47% trong giai đoạn dự báo (2025-2033) - theo báo cáo thị trường của Straits Research.



Theo Dy Khoa

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên