MSB công bố kết quả kinh doanh quý 3 năm 2022
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HoSE: MSB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2022. Theo đó, CASA của ngân hàng tiếp tục trong nhóm dẫn đầu thị trường, đạt 38,25%. Tỉ lệ nợ xấu theo thông tư 11/NHNN chỉ 1,08%.
Kết thúc quý 3/2022, tổng tài sản MSB đạt trên 194.000 tỷ đồng. Cho vay khách hàng ghi nhận hơn 112.100 tỷ đồng, tăng 14% so với quý 3/2021.
Lũy kế 9 tháng, tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng đạt hơn 8.000 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó thu nhập lãi thuần đạt hơn 6.200 tỷ đồng, tăng 38% so với 9 tháng năm 2021. Tổng thu nhập từ các hoạt động cốt lõi khác như hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán kinh doanh và đầu tư đạt hơn 2.500 tỷ, chiếm đến 32% tổng thu nhập hoạt động. Đặc biệt, lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối lũy kế đạt gần 889 tỷ đồng, tăng 215% so với cùng kỳ năm trước, lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư lũy kế đạt 813 tỷ đồng, tăng trưởng 346% so với 2021. Kết quả trên có được dựa vào chiến lược đa dạng nguồn thu của ngân hàng, nhằm giảm thiểu các biến động lãi suất của thị trường và đảm bảo tăng trưởng ổn định. Lợi nhuận trước thuế quý 3 của ngân hàng đạt 1.489 tỷ đồng, tăng 47,4% so với quý 3/2021. Lợi nhuận trước thuế lũy kế 9 tháng cán mốc 4.824 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2021, thực hiện hơn 70% kế hoạch năm đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Song song thúc đẩy hoạt động kinh doanh, MSB cũng đẩy mạnh kiểm soát rủi ro và tối ưu chi phí. Tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 11/NHNN ở mức 1,08%, tiếp tục cải thiện so với mức 1,1% tại thời điểm 30/6/2022, trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt mức cao - 95,7%. Ngân hàng thể hiện rõ quyết tâm xử lý các tài sản gán nợ, cải thiện chất lượng tài sản, giám sát chặt chẽ công tác quản lý nhóm nợ, đồng thời chú trọng tăng "bộ đệm" phòng ngừa rủi ro. Mục tiêu tăng trưởng hiệu quả và an toàn của ngân hàng còn được củng cố bởi tỷ lệ CAR theo Thông Tư 41 đạt 12,5%; các hệ số thanh khoản khác như tỷ lệ cho vay/huy động vốn (LDR) đạt 74,3%, đảm bảo tốt mức trần 85%; tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (MTLT) giữ mức 25,17%, duy trì an toàn theo luật định. Bên cạnh đó, chỉ số CIR ghi nhận 34,7%, tiếp tục theo định hướng giảm về mức 30% như kế hoạch chiến lược của MSB.
Kết thúc 9 tháng, MSB ghi nhận biên lãi ròng (NIM) lũy kế đạt mức hiệu quả nhất trong các năm gần đây: 4,34%. Cơ sở tăng trưởng NIM một phần đến từ hiệu quả các chiến lược thu hút tiền gửi không kì hạn của ngân hàng trong thời gian gần đây. Với việc đẩy mạnh số hóa và ra mắt nhiều sản phẩm dịch vụ thuận ích, kết hợp nền tảng khách hàng gắn kết lâu dài và cơ cấu tài sản sinh lời hiệu quả, tỷ lệ CASA/tổng tiền gửi có sự cải thiện mạnh mẽ, đạt 38,25%, tiếp tục trong nhóm dẫn đầu thị trường.
Các sản phẩm – dịch vụ có hàm lượng số hóa cao cũng đã mang lại những kết quả đáng kể về tăng trưởng khách hàng. Tính đến hết tháng 9/2022, MSB phục vụ hơn 3,5 triệu khách hàng cá nhân và gần 70.000 khách hàng doanh nghiệp. Với những bước tiến mới trong việc sáng tạo giải pháp và tiếp thị, MSB kỳ vọng tỷ lệ CASA sẽ tiếp tục được cải thiện, từ đó tối ưu chi phí vốn cho ngân hàng.
Nhịp sống thị trường
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>Sự kiện: KQKD Ngân hàng quý 3/2022
Xem tất cả >>- VIB và ACB vượt trội top ngân hàng Châu Á & Úc về hiệu quả và tăng trưởng
- 3 ngân hàng nhận gần 306.000 tỷ tiền gửi của Kho bạc
- Vì sao biên lợi nhuận cho vay của ngân hàng vẫn tăng dù liên tục chạy đua lãi suất huy động?
- Ngân hàng nào có thanh khoản tốt nhất hiện nay?
- 9 tháng đầu năm 2022, PVcomBank hoàn thành 95% kế hoạch lợi nhuận cả năm