MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mua dịch vụ du lịch bằng điện thoại: Vừa rắc rối lại vừa tốn tiền

10-11-2022 - 10:33 AM | Lifestyle

Mua dịch vụ du lịch bằng điện thoại: Vừa rắc rối lại vừa tốn tiền

Việc mua sắm các dịch vụ du lịch thông qua điện thoại rất dễ dàng đối với các bạn trẻ Gen Z, nhưng lại tương đối khó khăn ở những người lớn tuổi, chưa kể những chi phí ẩn mà chúng mang lại.

Kể từ khi chiếc iPhone đầu tiên được ra mắt công chúng cách đây 15 năm, thói quen mua sắm của người tiêu dùng cũng đã chuyển dần từ hình thức trực tiếp sang trực tuyến.

Một cuộc khảo sát trên 3.250 người tiêu dùng Mỹ cho thấy vào tháng 2 năm 2022, có đến 51,4% lượt mua dịch vụ du lịch được thực hiện thông qua thiết bị di động.

Dữ liệu từ một cuộc khảo sát khác với 13.000 người mua sắm thông qua công ty thanh toán trực tuyến Klarna cho thấy có khoảng 48% người tiêu dùng nằm trong độ tuổi từ 25 đến 40 yêu thích việc sử dụng điện thoại di động để mua sắm trực tuyến.

Những số liệu trên chỉ ra rằng việc đặt vé du lịch trên máy tính đang dần trở nên lỗi thời. Thậm chí, một số nhà cung cấp dịch vụ du lịch chỉ cho phép đặt vé thông qua ứng dụng được cài đặt trên điện thoại, khiến cho những người vốn có thói quen đặt vé bằng máy tính cảm thấy chán nản.

Mua dịch vụ du lịch bằng điện thoại: Vừa rắc rối lại vừa tốn tiền - Ảnh 1.

Tuy nhiên, hình thức mua sắm tưởng chừng đơn giản và hợp thời ấy lại chứa đựng khả năng gây tốn kém nhiều hơn cho người sử dụng, cụ thể là thông qua các khoản chi phí bổ sung như phí hành lý, chọn chỗ ngồi, phí dọn dẹp đối với dịch vụ đặt phòng,…

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2021 và đăng trên tạp chí Marketing Science cho thấy người mua sắm thường có xu hướng đưa ra các quyết định không chính xác trong quá trình “định giá nhỏ giọt”.

Đây là một kỹ thuật định giá phổ biến hiện nay, với khoản phí ban đầu chỉ là một phần nhỏ trong số tổng chi phí, các khoản phí hoặc thuế bổ sung trong suốt quá trình mua sắm mới là nhân tố quyết định giá trị cuối cùng của dịch vụ.

Shelle Santana, giáo sư trợ lý ngành marketing tại Đại học Bentley ở bang Massachusetts, Mỹ và đồng thời cũng là một trong những tác giả của công trình nghiên cứu đã chia sẻ: “ Khi các công ty áp dụng chiến lược định giá nhỏ giọt, giá ban đầu của họ hầu như luôn nằm ở mức thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Nhưng một khi họ bắt đầu bổ sung các dịch vụ tiện ích như ký gửi, tuỳ chọn chỗ ngồi… thì giá sẽ dần tăng lên và có khi là vượt qua giá của những thương hiệu khác ”.

Mua dịch vụ du lịch bằng điện thoại: Vừa rắc rối lại vừa tốn tiền - Ảnh 2.

Shelle Santana - giáo sư trợ lý ngành marketing.


Trên thực tế, bất cứ ai từng mua vé máy bay của các hãng hàng không giá rẻ sẽ biết rõ quy trình định giá này diễn ra như thế nào. Tuy nhiên, điểm đáng ngạc nhiên nằm ở chỗ khi đã biết giá cả cuối cùng cao hơn so với hãng khác, thì họ cũng ít khi thay đổi quyết định của mình.

Nguyên nhân chủ yếu là bởi vì một khi đã thực hiện đến bước thanh toán cuối cùng, khách hàng hầu như sẽ miễn cưỡng chấp nhận khoản chi phí đó dù nó có cao hơn đi nữa. Họ cho rằng việc bắt đầu tìm kiếm và thanh toán lại một lần nữa quá rắc rối, ngay cả khi làm như vậy sẽ giúp họ tiết kiệm tiền.

Ngoài ra, nếu việc mua sắm trên điện thoại tương đối dễ dàng và nhanh chóng với các giao dịch đơn giản như mua thức ăn cho mèo hoặc thanh toán đơn hàng nào đó, thì việc mua các dịch vụ du lịch lại khó khăn hơn rất nhiều vì nó đòi hỏi phải có sự chuyển đổi liên tục giữa các tab và ứng dụng.

Mua dịch vụ du lịch bằng điện thoại: Vừa rắc rối lại vừa tốn tiền - Ảnh 3.

Nhìn chung, khi muốn đặt chỗ cho một chuyến bay, một phòng khách sạn, hay một phương tiện di chuyển nào đó thường bao gồm một số bước như sau:

Trước tiên bạn cần phải tìm kiếm trên ứng dụng của hãng hàng không hoặc trang web để kiểm tra các chỗ trống đang có, và đôi khi bạn cần phải chuyển sang xem lịch cá nhân để xác định liệu thời gian có phù hợp không. Đôi khi bạn còn cần phải tìm kiếm về độ dài quãng đường hoặc một số yếu tố nhỏ khác.

Khi đã xác định được lựa chọn tốt nhất, bạn sẽ cần phải tiến hành thực hiện các bước chọn dịch vụ bổ sung, cuối cùng là xác định giá tiền và thanh toán.

Có thể đối với các bạn trẻ Gen Z, việc này không có gì là khó khăn vì họ vốn rất thành thạo trong việc sử dụng các tác vụ trên điện thoại di động. Tuy nhiên, đối với một số người, đặc biệt là những người lớn tuổi, thao tác này có phần quá khó khăn.

Mua dịch vụ du lịch bằng điện thoại: Vừa rắc rối lại vừa tốn tiền - Ảnh 4.

Quả thật như vậy, một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Journal of Marketing đã theo dõi dữ liệu của gần 1 triệu lượt mua sắm trên một trang web bán hàng, và phát hiện ra rằng những người chuyển từ điện thoại sang máy tính có tỷ lệ hiệu quả cao hơn nhiều, và điều này lại càng đúng với những sản phẩm có giá trị cao.

Vì vậy, nếu bạn đang cảm thấy choáng ngợp trước quy trình phức tạp trên điện thoại di động, thì các chuyên gia khuyên rằng hãy chuyển sang sử dụng máy tính khi mua các dịch vụ du lịch.

Chính bản thân giáo sư trợ lý Santana cũng thừa nhận rằng: “ Tôi hầu như luôn mua dịch vụ du lịch thông qua máy tính. Cách này giúp tôi có thể mở nhiều tab cùng lúc và chuyển đổi linh hoạt giữa các tab để đảm bảo rằng mình có thể mua dịch vụ thuận lợi nhất với mức giá tốt nhất ”.

Nguồn: SCMP

Theo Sông Thương

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên