MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mùa hè là "mùa vàng" dưỡng phổi: Chuyên gia mách bạn 4 bí quyết không nên bỏ lỡ

08-07-2017 - 17:27 PM | Sống

Các bác sĩ đầu ngành về bệnh phổi và hô hấp hướng dẫn 4 tuyệt chiêu chăm sóc phổi. Nếu muốn phòng chữa bệnh về hô hấp, bạn đừng bỏ qua thông tin hữu ích này.

Phổi là cơ quan nội tạng được Đông y ví như một đôi cánh quạt hoa đẹp lộng lẫy, vừa che chắn vừa bao phủ cho các cơ quan nội tạng bên dưới vị trí của nó.

Phổi cũng là một trong những cơ quan nội tạng quan trọng nhất của cơ thể, nhưng lại vô cùng "yếu đuối", chỉ cần bị tấn công nhẹ là có thể sinh bệnh, tổn thương nặng nề.

Mùa hè được xem là thời điểm quan trọng nhất để chăm sóc phổi, sau cả năm phổi phải chịu nhiều hình thái thời tiết khắc nghiệt như gió rét, nóng lạnh thất thường, môi trường ô nhiễm, khói thuốc…

Sau đây là lời khuyên của nhóm chuyên gia hô hấp về cách chăm sóc phổi tốt nhất trong mùa hè.

Bác sĩ Tiền Lệ Kỳ, Trưởng khoa Trung y số 1, Bệnh viện Giải phóng quân Trung Quốc.

Bác sĩ Chu Kế Phác, Phó Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Trung y Bắc Kinh

Bác sĩ Lưu Quý Dĩnh, Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện số 1 Đại học Y dược Thiên Tân

Giáo sư Trần Hiến Hải, Trưởng khoa Phổi, Bệnh viện Trung y Sơn Đông (TQ)

Vì sao nói mùa hè là thời điểm vàng để chăm sóc phổi?

Mùa hè là thời điểm dương khí trong cơ thể cao nhất trong năm. Thời tiết nóng ngoài trời sẽ làm tan đi cái lạnh tồn ứ trong cơ thể, từ đó mà các bệnh viêm nhiễm cũng sẽ dần được loại bỏ nếu chúng ta tích cực chăm sóc các bộ phận cơ thể đúng cách.

Nếu trong mùa hè không tranh thủ loại bỏ hàn lạnh tích tụ trong cơ thể thì chờ đến mùa đông, thời tiết lạnh bên ngoài kết hợp với cơ thể dư lạnh sẽ khiến bạn nhiễm lạnh và sinh bệnh.

Những người mắc bệnh về phổi thì "khổ sở" trong suốt mùa đông, nên đến khi nhìn thấy những tia nắng mùa hè xuất hiện là họ cảm thấy vô cùng khoan khoái và hạnh phúc. Thời tiết ấm lên sẽ khiến cho phổi có cơ hội tự khôi phục.

4 tuyệt chiêu đơn giản để chăm sóc phổi

1. Ăn uống : Giảm vị đắng, tăng vị cay

Trong cuốn sách nổi tiếng đời Đường "Thiên kim yếu phương" viết rằng, mùa hè giảm ăn vị đắng, ăn nhiều vị cay cũng là một cách dưỡng phổi và khí.

Mùa hè thời tiết nóng khiến cơ thể tăng nhiệt, ăn vị đắng mặc dù có tác dụng thanh nhiệt giải hỏa nhưng lại tốt tim hại phổi. Vì vậy trong mùa hè thì không khuyến khích ăn quá nhiều thực phẩm có vị đắng, sẽ khiến cho tim tăng nhiệt.

Tim càng nóng thì càng gây hại cho phổi, nên ăn thêm vị cay sẽ có tác dụng điều hòa phổi khí. Do đó, ăn thêm một chút gừng, tỏi, hành để khí huyết lưu thông, có lợi cho phổi.

2. Sinh hoạt: Giữ cơ thể cân bằng nóng lạnh, phòng sốc lạnh đột ngột

Mùa hè thời tiết nóng nực, nhiều người không chịu được nóng nên liên tục ngồi bên quạt hoặc trong phòng điều hòa, điều này sẽ khiến cho bề mặt da bị nhiễm lạnh thông qua lỗ chân lông, từ đó dẫn đến tổn thương phổi, tổn hại dương khí, gây ra các bệnh về hô hấp do vi khuẩn xâm nhập, trúng độc.

Nhóm người thích uống nước đá lạnh hay ăn các thực phẩm cũng có thể gây viêm họng, từ đó làm tổn thương tì vị, tiêu hao dương khí. Đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh phát sinh.

Do đó, vào mùa hè nên giữ cơ thể đủ ấm, nhiệt độ máy lạnh nên không nên quá thấp, thời gian không quá dài. Hạn chế ăn ăn thức ăn lạnh, nên uống nhiều nước ấm để duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định.

3. Tập thể dục : Lựa chọn thời điểm hợp lý

Tập thể dục đều đặn mỗi ngày có thể cải thiện hệ thống miễn dịch, từ đó có thể chống lại sự tấn công của các bệnh khác nhau.

Do thời tiết nóng, bạn chỉ nên chọn những môn thể thao nhẹ nhàng, không nên quá sức. Nếu chơi thể thao ngoài trời thì nên chọn thời điểm buổi sáng hoặc buổi chiều tối. Không nên tập vào lúc trời nắng nóng.

Môn thể thao phù hợp là đi bộ, chạy, yoga, thái cực quyền, bơi…

4. Mát xa bấm huyệt: Tối thiểu 10 phút trước khi ngủ

Trước khi đi ngủ nên ngồi trên ghế, thực hiện một số động tác mát xa bấm huyệt để chăm sóc tốt các khớp và vùng da bên ngoài cơ thể.

Thả lỏng cơ thể và hít thở đều cũng là cách để giúp phổi hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn có thể chọn hình thức ngồi thiền để hít thở sâu, đều đặn. Việc mát xa hay ngồi thiền nên kéo dài tối thiểu khoảng 10 phút trước khi ngủ.

*Theo Health/Lifetimes

Theo Vân Hồng

Trí thức trẻ

Trở lên trên