Mua hơn 900 vé máy bay rồi hủy chuyến vì thời tiết xấu, cựu tiếp viên hàng không bị công an gửi giấy triệu tập, âm mưu "nuốt" gần 10 tỷ đồng bị vạch trần
Kiếm tiền từ việc lợi dụng sơ hở của bảo hiểm, cựu tiếp viên Trung Quốc đối mặt với nguy cơ rơi vào vòng lao lý.
- 20-09-2023Nhân viên ngân hàng suy sụp vì hơn 4,3 tỷ đồng “bốc hơi”: Tìm thủ phạm chỉ thấy lộ ra nhiều nạn nhân
- 19-09-2023Đúng Rằm tháng 8 âm lịch, 3 con giáp này “đắc lộc” kinh doanh, tiền vàng ngập túi, tài vận vượng hơn tháng trước
- 15-09-2023Cô gái vay 2 triệu đồng mua điện thoại, "trót dại" trả hơn 900 triệu mà vẫn bị đòi nợ ám ảnh: Cảnh sát vào cuộc điều tra, truy bắt đường dây lừa đảo
Vào tháng 4 năm 2020, một cuộc gọi đã thu hút sự chú ý của Sở Công an Nam Kinh, Trung Quốc. Trong cuộc điện thoại, người phụ trách công ty bảo hiểm cho biết, kể từ năm 2016, tài khoản của công ty ông năm nào cũng thua lỗ. Sau khi điều tra, người ta phát hiện ra người gây ra tổn thất cho công ty bảo hiểm không ai khác chính là một nữ tiếp viên hàng không đã nghỉ hưu. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, nữ tiếp viên này đã lợi dụng sơ hở của bảo hiểm trễ chuyến bay để thu được số tiền bồi thường bất hợp pháp là 3 triệu NDT. Với hành vi này, cựu tiếp viên này có thể sẽ phải nhận một bài học nhớ đời.
Nhen nhóm ý định xấu vì thất nghiệp
Năm 2014, nữ tiếp viên họ Lý ở Nam Kinh, Giang Tô, Trung Quốc chính thức nghỉ hưu. Tuy nhiên, nghĩ đến cuộc sống với số tiền lương hưu ít ỏi sau này của mình, cô rơi vào trầm tư. Trước đây với thu nhập cao, cựu tiếp viên này đã quen lối sống tiêu xài hoang phí. Do đó khi thu nhập đột ngột sụt giảm, cô Lý phải tích cực tìm việc làm sau khi nghỉ hưu với hy vọng kiếm được nhiều tiền hơn để trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày.
Dẫu vậy, vì đã quá tuổi nên hầu hết các công ty đều ưu tiên người trẻ nên không nhận cô vào làm. Nhưng đúng lúc này, sự xuất hiện của một người họ hàng đã giúp cô tìm ra “cách kiếm tiền” mới.
Cụ thể, người họ hàng xa họ Trương này đột nhiên gọi điện và nhờ cô giúp đỡ. Theo đó, người này và chồng sắp cưới dự định đi du lịch nước ngoài để hưởng tuần trăng mật. Nhưng thật không may, đúng lúc máy bay chuẩn bị cất cánh thì thời tiết chuyển xấu khiến chuyến bay bị hoãn. Vỡ kế hoạch, cô Trương muốn hãng bay hoàn lại tiền vé và dùng số tiền này đi du lịch trong nước. Thế nhưng nhân viên hãng hàng không đã từ chối yêu cầu này vì cô “không mua bảo hiểm trễ chuyến bay”. Do đó, người phụ nữ này nhờ cô Lý chỉ cách để có thể “đòi” lại tiền vé.
Với kinh nghiệm làm việc nhiều năm, cô Lý biết rằng nếu không mua bảo hiểm trễ chuyến bay thì gần như không có lý do gì để lấy lại vé máy bay. Vì vậy, cựu tiếp viên này đành từ chối giúp đỡ cô Trương và giải thích cho bên kia tầm quan trọng của "bảo hiểm chậm trễ máy bay". Tuy nhiên, ngay khi đối phương cúp điện thoại, trong đầu cô Lý đã hình thành một kế hoạch kiếm tiền tuyệt vời.
Đối với hầu hết mọi người, bảo hiểm chậm trễ chuyến bay là một thuật ngữ tương đối xa lạ. Không giống như các phương thức di chuyển trên bộ, việc di chuyển bằng đường hàng không sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi thời tiết khắc nghiệt. Do đó, các hãng hàng không sẽ hoãn giờ khởi hành mỗi khi có mưa lớn hoặc sương mù khiến nhiều hành khách phàn nàn. Để bù đắp tổn thất cho những hành khách này, hầu hết các hãng bay đều tung ra "bảo hiểm trễ chuyến bay". Hành khách chỉ cần trả thêm vài chục NDT khi mua vé, nếu chuyến bay bị trì hoãn, họ có thể nhận được khoản bồi thường lên tới 8.000 NDT (hơn 26 triệu đồng).
Là một tiếp viên hàng không kỳ cựu, dự đoán thời tiết từ lâu đã trở thành chuyên môn của cô Lý. Từ câu chuyện của người họ hàng họ Trương, cô Lý nhận ra rằng bản thân có thể kiếm lợi nhuận bằng cách lợi dụng kiểu bảo hiểm này.
Để kiểm tra xem ý tưởng của mình có khả thi hay không, vào năm 2015, cựu tiếp viên này đã thử mua vé một chuyến bay có thể bị hoãn dựa trên kinh nghiệm bay của mình. Đúng như dự đoán của cô, thời tiết xấu bất ngờ khiến chuyến bay bị hoãn không lâu trước khi khởi hành, giúp cô nhận được tiền bồi thường. Trước việc kiếm tiền dễ dàng này, cô Lý ngày càng táo bạo.
Những ngày sau đó, người phụ nữ này bắt đầu mua vé máy bay thường xuyên và sử dụng bảo hiểm trễ chuyến bay để kiếm lợi nhuận. Mặc dù thỉnh thoảng có sai sót nhưng cô Lý đã lường trước tình huống này. Theo đó, một khi nhận thấy thời tiết không có gì bất thường, cô sẽ vội vàng hủy vé trước khi máy bay cất cánh. Bằng cách này, cô chỉ phải chịu một phần nhỏ chi phí hoàn trả. So với những khoản bồi thường béo bở, những khoản phí hoàn trả này không đáng nhắc đến chút nào.
Hành vi “đen tối” bị phát giác
Thời gian trôi qua, cựu tiếp viên này dần dần không hài lòng với việc “diễn xuất” một mình. Để thu được lợi nhuận lớn hơn và tránh bị nghi ngờ, cô mua vé máy bay nhiều hơn và “mượn” thêm hơn 30 chứng minh thư từ người thân và bạn bè. Từ việc sử dụng những danh tính khác nhau này, chỉ trong 4 năm, cô Lý đã hơn 900 lần mua vé máy bay và nộp đơn yêu cầu bồi thường hoãn chuyến bay. Từ những lần nộp đơn này, cực tiếp viên kiếm được 3 triệu NDT (gần 10 tỷ đồng).
Dẫu vậy, cái kim trong bọc lâu ngày cũng sẽ lòi ra. Công ty bảo hiểm nhận thấy điểm bất thường nên cũng tiến hành các hoạt động điều tra liên quan. Năm 2020, sau khi kiểm tra số liệu hoạt động của công ty, công ty bảo hiểm rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng kể từ năm 2016, công ty của họ đã thua lỗ một cách khó hiểu.
Ban đầu, các giám đốc điều hành của công ty bảo hiểm cho rằng tổn thất là do xảy ra quá nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt trong những năm gần đây. Tuy nhiên, sau khi theo dõi hồ sơ hoàn trả, tên của nữ khách hàng họ Lý xuất hiện thường xuyên khiến họ ngay lập tức nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
Cùng với đó, họ còn phát hiện ra hơn 30 người khác cũng trong diện “có vấn đề” tương tự người phụ nữ này. Vì vậy, công ty này đã thu thập các bằng chứng liên quan và trình lên cơ quan công an với tội danh “lừa đảo bảo hiểm”. Họ yêu cầu cựu tiếp viên này trả lại toàn bộ số tiền bất hợp phát đã thu được trong 4 năm qua.
Sau khi bị công an triệu tập, cô Lý cũng đưa ra những lý lẽ khác nhau để chối bỏ cáo buộc của công ty bảo hiểm. Cô tin rằng việc cô đã mua vé và nhận tiền bồi thường do thời tiết xấu là một quá trình giao dịch bình thường và công ty bảo hiểm không có quyền can thiệp.
Vậy, dưới góc độ pháp lý, hành vi của cô Lý có bị quy là gian lận bảo hiểm không ?
Tội gian lận bảo hiểm là hành vi lừa gạt doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương thức như bịa đặt đối tượng bảo hiểm giả nhằm mục đích chiếm đoạt quỹ bảo hiểm một cách trái pháp luật. Trong trường hợp này, cô Lý đã cố tình mua vé máy bay và mua bảo hiểm trễ chuyến bay để lấy số tiền bảo hiểm lớn, thực sự có thể bị nghi ngờ là gian lận bảo hiểm.
Theo điều 198 Bộ luật hình sự Trung Quốc – Tội gian lận bảo hiểm: Người nào gian lận bảo hiểm nếu số tiền đặc biệt lớn hoặc có tình tiết đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù có thời hạn từ 10 năm trở lên, đồng thời bị phạt tiền không dưới 20.000 NDT nhưng không quá 200.000 NDT hoặc Tịch thu tài sản.
Trong vụ án này, sau khi cảnh sát điều tra đã xác định cô Lý đã nhiều lần giả mạo giấy tờ, bịa đặt việc hoãn chuyến để lừa bồi thường bảo hiểm. Khách quan mà nói, tội gian lận bảo hiểm đã được cấu thành nên cựu tiếp viên này sẽ phải đối mặt với hơn 10 năm tù giam và một khoản tiền phạt lớn.
Không những vậy, cô Lý còn sử dụng các hạng mục giải quyết bồi thường của công ty bảo hiểm để lừa đảo số tiền bảo hiểm có giá trị cao. Hành vi này có thể coi là tội lừa đảo. Do đó, nếu cơ quan công an xác định hành vi của cô Lý đáp ứng các điều kiện chủ quan và khách quan để xác định về tội lừa đảo thì người phụ nữ này cũng sẽ phải đối mặt với hậu quả nặng nề.
Lòng tham nhất thời của cô Lý đã đẩy cô vào vũng lầy, không thể cứu được. Đây cũng là bài học sâu sắc cho nhiều người. Có câu: "Người chết vì tiền, chim chết vì thức ăn". Lòng tham của con người là một tai họa, nếu không biết kiểm soát sẽ khiến thân bại danh liệt, cuối cùng chỉ có thể nhận lấy một kết cục không có hậu.
(Theo Toutiao)
Nhịp sống thị trường