Mùa nắng nóng uống bao nhiêu nước là đủ?
Trời nắng nóng, mồ hôi thoát ra nhiều nên nhu cầu về nước tăng cao, nhất là với những người làm việc nặng hoặc làm việc ngoài trời nắng.
- 04-06-20212 kiểu tắm gội trong mùa nóng được giới chuyên gia đánh giá dễ gây đột quỵ bậc nhất: Đáng tiếc là người Việt đang phạm phải rất nhiều
- 29-03-20216 loại đồ uống cực kỳ ngon miệng, ai cũng thích vào mùa nóng nhưng làm tăng nguy cơ đau tim
- 17-04-20205 cách giữ nhà cửa luôn mát giữa mùa nóng miền Nam
Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị điều trị ban ngày Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM cơ sở 3, nước là một trong những thành phần cơ bản và cần thiết cho cơ thể con người, tuy nhiên không phải ai cũng uống đúng và đủ.
Mỗi ngày, người trưởng thành cần 35g nước cho 1kg thể trọng. Nhu cầu nước của trẻ em cao gấp 3 - 4 lần. Trung bình mỗi người cần 6 - 8 cốc nước/ngày (tương đương 1,5 lít). Nước đưa vào cơ thể dưới dạng thức ăn và đồ uống. Nhu cầu nước hàng ngày của cơ thể còn tùy theo thời tiết, điều kiện sinh hoạt, tình trạng lao động, tình trạng sinh lý... Người càng cao tuổi lượng nước trong cơ thể càng ít. Ở trẻ sơ sinh lượng nước chiếm 75 - 80% cân nặng, nhưng người 60 - 70 tuổi lượng nước chỉ chiếm 50% trọng lượng.
Tuổi với trẻ vị thành niên (10 - 18 tuổi) nhu cầu nước là 40ml/kg; từ 19 -30 tuổi hoạt động thể lực nặng nhu cầu nước là 40ml/kg; từ 19 đến 55 tuổi hoạt động thể lực trung bình nhu cầu nước là 35ml/kg, người trưởng thành trên 55 tuổi nhu cầu nước là 30ml/kg.
Theo cân nặng, trẻ em từ 1 - 10kg nhu cầu nước là 100ml/kg; trẻ em từ 11 - 20kg nhu cầu nước: 1.000ml + 50ml cho mỗi 10kg cân nặng tăng lên; trẻ em từ 21kg trở lên nhu cầu nước là: 1.500ml + 20ml/kg cho mỗi 20kg cân nặng tăng lên. Người trưởng thành trên 50 tuổi nhu cầu nước thêm 15ml/kg cho mỗi 20kg cân nặng tăng lên.
Bổ sung nước có thể thông qua các loại trái cây, nước giải nhiệt. Ảnh: internet
Với mùa hè nắng nóng, bài tiết chủ yếu là mồ hôi, lượng mồ hôi bài tiết rất lớn: 2 - 3 lít/giờ và đặc biệt có thể tới 3 - 3,5 lít/giờ, có thể gây ra những rối loạn do thiếu nước. Bài tiết mồ hôi để thực hiện một chức năng quan trọng là điều hòa thân nhiệt. Ngoài ra, nước còn bài tiết qua nước tiểu: một người trưởng thành bình thường mỗi ngày bài tiết 1 - 1,5 lít nước tiểu, nước thấm qua da (không phải là mồ hôi) mỗi ngày 450ml, đào thải qua khí thở mỗi ngày 250 - 350ml.
Những người cần đặc biệt lưu ý bổ sung nước là người làm những công việc nặng nhọc ngoài trời nắng nóng (như thợ điện, thợ xây, công nhân,...). Vận động viên thể thao thường xuyên tập luyện nhiều. Người lớn tuổi ăn uống kém khiến cơ thể mất nước trầm trọng. Người có bệnh lý sốt, tiêu chảy; người bị suy thận.
Bác sĩ Vũ cho biết nếu cơ thể nạp dư quá nhiều nước dẫn đến tình trạng thừa nước trong cơ thể. Khi thừa nước cơ thể sẽ có biểu hiện buồn nôn, nôn, có cảm giác no và đầy bụng, đau đầu, cảm thấy các cơ yếu dần đi, có thể bị chuột rút hoặc đau nhức, co giật, bất tỉnh, hôn mê. Do đó, chỉ nên uống lượng nước vừa đủ với cơ thể.
Đồng thời cần uống nước đúng cách, uống chậm và uống thành từng ngụm nhỏ để cơ thể kịp đáp ứng và dần dần đưa nước đều đến các cơ quan, giúp cho quá trình hấp thu của cơ thể được thuận lợi. Không nên uống nước quá lạnh, nước lạnh không chỉ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa (do nước đá được làm từ nguồn nước không đảm bảo vệ sinh) mà còn gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi...
Cần hạn chế nước uống quá lạnh vào mùa nóng vì nước lạnh sẽ làm hạ nhiệt trong cơ thể và làm chậm lại quá trình trao đổi chất, mặt khác uống lạnh nhiều cũng dễ gây viêm họng.
Uống quá nhiều nước một lúc, lúc cơ thể có cảm giác rất khát, mọi người thường uống nhanh một cốc nước thật đầy, đây lại là cách uống nước gây nguy hiểm cho cơ thể bởi uống nhiều nước trong một thời gian ngắn làm cho máu bị loãng, tăng gánh nặng cho tim. Điều này sẽ rất nguy hiểm với những người vừa chạy về hoặc làm việc nặng...
Ngoài ra, uống nhiều nước một lúc sẽ khiến mồ hôi đổ ra liên tục, dẫn đến cơ thể thiếu các chất điện giải như kali, natri...; từ đó cảm giác khát lại càng tăng, chưa kể sẽ khiến bụng bị chướng, có thể bị nấc cụt.
Người Lao động