Mua nhà, chăm cháu ngoại 8 năm, không bằng bà nội mua cho một chiếc ô tô: Bà ngoại U60 "lặng người" khi con gái nói 1 câu
8 năm qua, tôi cứ nghĩ rằng giúp các con bao việc thì các con sẽ hiểu tấm lòng mình, nhưng mà sự thật lại không giống như tôi tưởng tượng.
Tôi họ Tưởng, năm nay 60 tuổi, ở Trung Quốc.
Lúc con gái và con rể mới hẹn hò, tôi chỉ biết sơ qua gia cảnh nhà con rể. Con gái tôi không quan tâm đến gia cảnh nhà bạn trai, chỉ cần hai người tính cách hợp nhau là được, mấy chuyện khác không quan trọng bằng.
Sau một thời gian tìm hiểu, hai con tiến đến hôn nhân. Vì sợ con lấy chồng vất vả, tôi và chồng bàn nhau cho con gái 8 vạn NDT (tương đương với 279 triệu VND) làm của hồi môn.
Vì con rể chưa mua nhà riêng thế nên các con sống chung với bố mẹ chồng.
Chuyện mẹ chồng, nàng dâu
Trong mắt bà thông gia, bà coi con gái tôi vẫn là đứa trẻ con chưa hiểu chuyện. Cho nên, trong nhà, mọi chuyện đều do bà ấy quyết định, con gái và con rể phải nghe theo. Để gia đình mưa thuận gió hòa, lúc đầu, con gái tôi phải nhẫn nhịn nhiều chuyện.
Cứ như vậy, một thời gian sau, con gái tôi cảm thấy không thoải mái. Hai người có thể vì một chuyện nhỏ có thể lớn tiếng cãi nhau. Lâu ngày, ảnh hưởng đến tình cảm đến gia đình. Chuyện kéo dài đến khi con gái tôi sinh cháu ngoại, mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu càng gay gắt hơn.
Nói đi nói lại, nguyên nhân cũng chỉ vì khoảng cách thế hệ. Là người mẹ ruột, tôi sẵn sàng bao dung con mình, nhưng là mẹ chồng, bà ấy sẽ có suy nghĩ khác. Chỉ vì chuyện bế cháu, hai người bất đồng quan điểm suốt thời gian dài. Con gái tôi là người yếu sức, dễ khóc. Vậy nên, cứ cách mấy hôm tôi lại sang thăm con.
Hết lòng thương con gái
Cháu ngoại được nửa năm tuổi, con gái không chịu nổi nên chuyển đến sống cùng tôi, con rể cũng đến theo.
Từ lúc con về ở với tôi, tôi nhiều việc hơn. Nhưng nghĩ lại, sức khỏe con gái ngày càng tốt, sắc khí hồng hào hơn tôi thấy vất vả cũng là chuyện đáng.
Căn nhà tôi ở không phải là quá rộng, vì muốn cho con thoải mái, tôi và chồng bàn nhau mua cho con một căn nhà.
Lúc đầu, suy nghĩ của chúng tôi là, vợ chồng con gái không có tiền lại còn vừa sinh con. Nếu như hai bên gia đình có thể phụ ra chút, thì mua một căn nhà trả góp. Tôi nghĩ chuyện này đơn giản cho đến khi bà thông gia từ chối.
Nhìn thấy vẻ mặt ủ rũ của con, tôi không thể nào không thương được. Cuối cùng, tôi và chồng quyết định bỏ ra 25 vạn NDT (tương đương với 874 triệu NDT) cùng với số tiền hai vợ chồng con tích cóp được mua một căn nhà trả góp rộng 100 mét vuông.
Tôi nhớ ngày nhận nhà, vợ chồng con gái liên tục cảm ơn tôi. Các con nói sẽ cho vợ chồng tôi một phòng để đến sau này chúng tôi muốn qua ở thì sẵn dùng.
Thật ra, tôi cũng có nhà riêng và không có ý định đến nhà các con sống. Tuy vậy, nghe được con nói thế, tôi rất hạnh phúc, rất mãn nguyện.
Mấy năm sau, vì gánh nặng mỗi tháng trả góp tiền nhà, tôi phải hỗ trợ các con nhiều thứ. Hai vợ chồng con gái bận rộn công việc nên thường qua nhà tôi ăn cơm.
Từ lúc cháu ngoại đi mẫu giáo cho đến khi đi học, tôi là người đưa đón cháu. Rồi tiền sữa uống, tiền đồ chơi, quần áo đều là vợ chồng tôi mua cho. Lớn hơn một chút là là tiền học. Con gái tôi thường xuyên than rằng kinh tế gia đình khó khăn nên không đành lòng để con chịu khổ.
Đến ngày hôm nay, với sự giúp đỡ của ông bà ngoại, về cơ bản, vợ chồng con gái đã trả hết tiền nhà, cuộc sống dần dần ổn định. Thấy vậy, chúng tôi rất vui lòng.
Ông bà thông gia bắt đầu quan tâm đến hai vợ chồng
Không biết là do khoảng cách lâu ngày hay vì lý do gì, từ hai năm trở lại đây, tôi nhận ra, bà thông gia bắt đầu quan tâm gia đình các con.
Trước đây, con gái và con rể ít khi về nhà, bà ấy cũng không hỏi lý do, cũng không hỏi han cháu nội. Hai người chỉ biết sống cuộc sống của họ, hết ăn uống rồi đi du lịch.
Còn bây giờ, cứ đến cuối tuần, ông bà thông gia mời các con đến nhà ăn cơm, trước khi về không quên nhét vào tay các con ít hoa quả để mang về nhà.
Mỗi lần, con gái tôi kể chuyện này, tôi khá vui vì cuối cùng mẹ chồng con dâu hòa thuận. Nói thật, tôi hy vọng, mối quan hệ hai người dần trở nên tốt đẹp, tôi sẽ yên tâm khi dưỡng già.
Một lần nọ, cháu nội tôi hào hứng kể: "Bà ơi, bà nội mua cho nhà con một chiếc xe ô tô đấy."
Con gái tôi kể lại. Con nói rằng ông bà thông gia quan tâm, biết các con không có xe nên mua tặng một chiếc xe.
Bỗng dưng, tôi cảm thấy có gì đó rất khác. Đêm hôm đó, tôi nói chuyện với chồng: "Ông xem, vợ chồng mình giúp đỡ con gái không phải là ít, bây giờ lại không bằng bên nội mua một chiếc xe…
Lúc đầu, nhà mình mua nhà, một đồng họ không bên ấy không chịu bỏ ra. Giờ cháu ngoại đã lên 8, họ chưa từng đưa cháu đi học được một ngày..."
Lúc tôi nói mấy lời này, chồng tôi động viên tôi quá nhạy cảm, nghĩ nhiều. Một phần tôi nghĩ rằng tôi là người hay lo.
Nhưng không ngờ được, một ngày, con gái tôi xin tôi 10 vạn NDT (tương đương với 349 triệu VND) với một lý do tôi không thể kinh ngạc hơn.
Một lần, con sang thăm tôi. Con kể rằng mẹ chồng cho con 10 vạn NDT (tương đương với 349 triệu VND) để mua xe. Nhưng chiếc xe ấy các con không thích. Ý của các con là muốn có thêm 10 vạn NDT (tương đương với 349 triệu VND) nữa thì sẽ mua được chiếc xe cao cấp hơn.
Hơn nữa, con còn nói vì mẹ chồng cho 10 vạn NDT (tương đương với 349 triệu VND) thì chúng tôi cũng phải cho số tiền tương ứng.
Tôi hiểu ý con, nghe xong, tôi trầm mặc một hồi. Tôi quyết định từ chối. Bao năm nay, chúng tôi bỏ ra không ít tiền, không ít sức lực để vun vén cho gia đình, tiền tiêu cũng không phải là ít. Giờ lại bảo chúng tôi cần phải có trách nhiệm về chuyện mua xe này. Tôi thật sự không hiểu nổi.