MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mua nhà nhỏ trong ngõ sâu, giá rẻ nhưng ở thì chật vật, bán thì khó: Mua nhà đừng chọn 6 kiểu "nhà nghèo", ham của rẻ thì thiệt thòi nhiều

22-05-2023 - 06:41 AM | Sống

Mua nhà nhỏ trong ngõ sâu, giá rẻ nhưng ở thì chật vật, bán thì khó: Mua nhà đừng chọn 6 kiểu "nhà nghèo", ham của rẻ thì thiệt thòi nhiều

Sau hơn 1 năm sống ở ngôi nhà nhỏ của riêng mình, vợ chồng chị Minh cảm thấy hối hận vì đã chưa biết tính toán thiệt hơn đã vội mua nhà trong ngõ sâu.

Mua nhà là mục tiêu của hầu hết những người trẻ tuổi làm việc ở thành phố lớn. Có nhà của mình mới an cư lạc nghiệp, mới có cơ sở lập gia đình mới, con cái mới được học hành đàng hoàng hơn, cuộc sống ổng định, không còn chấp chới như "bèo không rễ nữa".

Tuy nhiên, do giá nhà đất quá cao nên không chỉ áp lực mua nhà lớn mà mọi người cũng trở nên hết sức thận trọng khi tìm mua nhà. Nhiều người sợ mua phải căn nhà tồi sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống thoải mái trong vài chục năm tới.

Câu chuyện của gia đình chị Minh (Hà Nam) là một ví dụ điển hình. Anh chị kết hôn đã hơn 5 năm, đã có một con nhỏ hơn 3 tuổi. Thu nhập của vợ chồng mỗi tháng xấp xỉ 30 triệu đồng với khoản tiết kiệm chưa lớn. Nhưng nghĩ tới tương lai con cái cần học hành ổn định, cần môi trường để phát triển, vợ chồng chị Minh quyết định bàn bạc với gia đình 2 bên nhờ hỗ trợ vay mượn thêm tiền để mua nhà, cố gắng tích lũy và trả nợ dần.

Tâm lý muốn tìm nhà ở gần chỗ làm việc, tránh việc mỗi ngày phải "đi phượt" cả chục cây số mới tới chỗ làm, vợ chồng chị Minh đặt mục tiêu tìm nhà trong khu vực 5km, tính từ chỗ làm việc của 2 vợ chồng. Tuy nhiên, tìm nhà trong nội thành thì giá cả đắt đỏ. Muốn tìm được nhà vừa với mức tài chính dưới 3 tỷ đồng, vợ chồng chị Minh chấp nhận mua một căn nhà trong ngõ nhỏ, cách cơ quan của chị khoảng 3km.

Mua nhà nhỏ trong ngõ sâu, giá rẻ nhưng ở thì chật vật, bán thì khó: Mua nhà đừng chọn 6 kiểu "nhà nghèo", ham của rẻ thì thiệt thòi nhiều - Ảnh 1.

Nằm ở khu dân cư lâu năm, ngôi nhà chỉ rộng 25m2, với 2tầng và 1 gác xép. Ngôi nhà này đã được xây từ hơn 20 năm trước nên khá cũ. Sau khi mua nhà, vì tài chính eo hẹp, vợ chồng chị Minh chỉ vệ sinh và sửa chữa những thứ cơ bản để có thể ở được. Tuy nhiên, sau hơn 1 năm sinh sống, căn nhà bộc lộ nhiều nhược điểm, bất tiện, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của anh chị.

Vào mùa hè, ngôi nhà nằm trong ngõ sâu, xung quanh toàn nhà cao tầng ốp sát nên rất bí bách khó chịu. Mỗi khi về nhà, anh chị đều phải sử dụng điều hòa để không khí dễ chịu hơn. Nhưng cũng vì thế mà hóa đơn tiền điện mỗi tháng luôn ngất ngưởng, tháng nóng đỉnh điểm có thể tới vài triệu đồng.

Vào mùa đông, nhất là khi thời tiết nồm ẩm, mưa dầm, tường căn nhà cũ bị ngấm nước, nền nhà luôn trong tình trạng ẩm thấp, đồ đạc dễ ẩm mốc, hỏng hóc… Hơn nữa, sống ở nội thành đông đúc, diện tích nhà ở còn hạn chế, con nhỏ của chị Minh khó có không gian vui chơi hàng ngày. Chỉ khi cuối tuần, sắp xếp được công việc anh chị mới có thể đưa con đi chơi, ra công viên để chạy nhảy. Cuộc sống ở ngôi nhà cũ khiến gia đình chị Minh cảm thấy rất bí bách, bất tiện.

Hơn 1 năm ở ngôi nhà của chính mình, nhưng vợ chồng chị Minh vẫn cảm thấy chưa yên lòng. Anh chị dự tính rao bán ngôi nhà trong ngõ và tìm mua chung cư ở khu vực thoáng mát hơn để con có môi trường sống tốt hơn. Tuy nhiên, ở thời điểm này, ngôi nhà diện nhỏ trong ngõ sâu của anh chị không dễ bán. Nhiều khách tới xem đều lắc đầu không quay lại.

Theo anh Công Hoàng, một môi giới bất động sản kinh nghiệm hơn 10 năm, khi mua nhà tốt nhất chúng ta không nên chọn 5 kiểu "nhà nghèo". Bởi những ngôi nhà này không chỉ ở không thoải mái mà còn khó bán, thậm chí còn mất giá theo thời gian. Nếu gặp phải 5 kiểu nhà này khi mua nhà, tốt nhất đừng ham rẻ:

1. Nhà quá cũ 

Mua nhà nhỏ trong ngõ sâu, giá rẻ nhưng ở thì chật vật, bán thì khó: Mua nhà đừng chọn 6 kiểu "nhà nghèo", ham của rẻ thì thiệt thòi nhiều - Ảnh 2.

Để tiết kiệm tiền, một số người sẽ mua nhà cũ trong ngõ nhỏ, sâu, diện tích hạn chế. Những ngôi nhà cũ, diện tích nhỏ thực sự rẻ hơn, nhưng cũng có nhiều vấn đề.

Vì đã xây dựng lâu năm, kỹ thuật xây dựng quá cũ có thể khiến ngôi nhà có những vấn đề về an toàn. Phong cách kiến trúc cũ đã lỗi thời, không còn hợp với thẩm mỹ hiện tại. Nếu bạn muốn sửa sang để ngôi nhà khang trang hơn sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền.

Hơn nữa, những ngôi nhà cũ này rất dễ mất giá theo thời gian. Trong tương lai bạn sẽ rất khó có thể bán được khi có nhu cầu.Ngoài ra, các vấn đề về cơ sở vật chất, cấu trúc như đường dây điện cũ, đường nước cũ, tường gạch chất lượng thấp… có thể gây ra những sự cố trong quá trình sử dụng. Để sửa chữa, cải tạo những vấn đề này cũng cần chi phí không hề nhỏ.

2. Nhà chưa có sổ đỏ

Những ngôi nhà chưa/không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng tài sản nhìn chung không được pháp luật bảo vệ. Thậm chí, chúng có nguy cơ bị cưỡng chế phá dỡ trong tương lai.

Hơn nữa, do chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản/đất, nên việc thế chấp, giao dịch không thể thực hiện được thuận lợi, vì thế nếu bạn cần vay tiền để mua nhà thì áp lực tương đối lớn.

Những ngôi nhà chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng ẩn chưa những rủi ro pháp lý, các vấn đề về quyền tài sản, dễ xảy ra tranh chấp. Một khi tranh chấp phát sinh trong giai đoạn sau, việc bảo vệ quyền lợi thông qua các biện pháp pháp lý sẽ rất rắc rối.

3. Nhà chất lượng có vấn đề 

Mua nhà nhỏ trong ngõ sâu, giá rẻ nhưng ở thì chật vật, bán thì khó: Mua nhà đừng chọn 6 kiểu "nhà nghèo", ham của rẻ thì thiệt thòi nhiều - Ảnh 3.

Khi mua nhà, nhất định phải chú ý, nếu nhà có vấn đề về chất lượng thì dù giá rẻ mấy cũng không được mua.

Ví dụ như tường nứt, móng yếu… do chất lượng xây dựng kém, hoặc đã bị tác động, phá tường chịu lực… Ngôi nhà như vậy có nguy cơ đổ sập cao, và được xếp vào loại nguy hiểm.

Tường thấm nước, rò rỉ nước trong nhà, tường nấm mốc đen… ảnh hưởng tới diện mạo ngôi nhà và môi trường sống của gia chủ. Một ngôi nhà ẩm thấp sẽ tác động xấu tới sức khỏe.

4. Nhà vướng vào tranh chấp, nợ nần

Một bất động sản có thể được thế chấp cho ngân hàng, hoặc các tổ chức tài chính để vay vốn. Nếu chủ nhân không thể trả nợ đúng hạn, ngân hàng hoặc tổ chức tài chính có quyền bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ.

Khi bạn mua một ngôi nhà như vậy, có thể bị vướng vào tranh chấp nợ với chủ sở hữu ban đầu của ngôi nhà. Một khi chủ nhà ban đầu không trả được khoản vay đúng hạn, ngôi nhà có thể bị ngân hàng hoặc tổ chức tài chính lấy đi, và bạn cũng sẽ rơi vào cảnh tranh chấp nợ nần, dẫn đến mất tất cả. Vì thế, cần kiểm tra rất kỹ lưỡng các vấn đề này trước khi mua nhà.

5. Tiềm năng tăng giá nhỏ

Mua nhà là mua cảkỳ vọng tương lai. Tức là ngôi nhà không những phải có khả năng duy trì và gia tăng giá trị mà còn có tiềm năng tăng giá trong tương lại, chỉ có như vậy đồng tiền vất vả mới kiếm được của bạn mới xứng đáng! Nếu căn nhà bạn mua quá rẻ, chắc chắn là ngôi nhà có nhiều vấn đề, không được đánh giá cao! Do đó, nếu bạn mua nhà để đầu tư sinh lời thì không thể chỉ mua những căn quá rẻ mà cần phải chọn những căn có triển vọng tăng giá tốt hơn!

Trong thời đại giá nhà đất cao như hiện nay, mặc dù nhà ở giá rẻ có thể giảm bớt áp lực mua nhà của bạn. Nhưng để đầu tư cho tương lai, bạn không thể chỉ tham rẻ, nếu không sớm muộn gì bạn cũng phải hối hận! Nếu điều kiện kinh tế cho phép, bạn nên chọn những ngôi nhà tốt hơn đó, dù giá có cao hơn một chút cũng đáng

Lưu Ly

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên