MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mức độ trí tuệ cảm xúc cao nhất của một người chỉ gói gọn trong 3 chữ...

04-11-2020 - 10:38 AM | Sống

Muốn thành công, đầu tiên bạn cần học được cách cư xử đúng mực, nói khi cần, nói đúng giới hạn, nói lời ít nhưng ý nhiều...

Nhà văn Hemingway từng nói:

"Chỉ số IQ của một người quyết định độ giàu, nhưng chỉ số EQ thì quyết định độ vui vẻ."

Nói chuyện là một nghệ thuật, thước đo lời ăn tiếng nói của một người chính là thước đo cuộc đời của người đó.

Trình độ khác nhau sẽ dẫn đến quan điểm, thái độ đối với sự việc cũng khác nhau.

Những người có trình độ càng thấp càng thích "đạp đổ" người khác. Bất kể bạn làm gì, họ đều luôn đưa ra ý kiến trái ngược. Không chỉ thế, họ còn có thói quen phê bình, tìm lỗi sai của bạn để nâng cao giá trị và cảm giác tồn tại của bản thân.

Người có EQ cao thực sự sẽ không như vậy, họ biết tôn trọng người khác, biết cư xử lịch sự, hòa thuận, đúng chừng mực. Nhờ như vậy, cuộc sống của họ sẽ càng ngày càng thuận lợi.

1. Những người EQ thấp, thích được người khác khen

Trong cuốn sách "The power of now" của Eckhart Tolle có câu:

"Bạn có thể nói ra suy nghĩ của mình một cách rõ ràng và chắc chắn, nhưng không cần tấn công và phòng thủ."

Khi một người luôn muốn tranh thắng thua trên lời nói, vì giữ thể diện cho mình mà "đạp" lên ý nghĩ của đối phương, gặp chuyện chỉ biết nghĩ đến lập trường của chính mình, hoàn toàn không quan tâm đến thể diện của người khác, người như vậy EQ thường ở mức âm.

Có một câu chuyện thế này:

Có một sinh viên tốt nghiệp từ trường đại học top đầu trong nước. Người này rất tài giỏi, năng lực vượt trội và được cấp trên trong công ty đánh giá rất cao.

Trong mỗi cuộc họp bộ phận, cậu ta luôn đưa ra ý kiến riêng và trao đổi nó với mọi người. Nhưng chẳng có đồng nghiệp nào trông đợi đến ý kiến của cậu ta, trong lúc làm việc cũng không muốn hợp tác hay hỗ trợ cậu sinh viên này.

Nếu xét về năng lực, cậu ta quả thật rất ưu tú, nhưng thực tế cậu ta lại có một nhược điểm "chết người". Đó chính là luôn muốn thể hiện bản thân bằng cách dùng tài hùng biện và chỉ số IQ cao mà "đè bẹp" ý tưởng của người khác.

Nếu có đồng nghiệp nào không đồng ý với mình, cậu ta nhất định sẽ phản bác đến cùng mà không thèm để ý đến lời nhận xét của đối phương.

Tính háo thắng quá mạnh, luôn thích so đo qua lời nói, thế nên đồng nghiệp thường kể về cậu ta bằng những từ như:

"Một người mở miệng mà không dùng lời nói để giao tiếp, chỉ dùng để đánh bại người khác."

Nếu cứ tranh hơn thua, dù bạn thắng đúng, nhưng cách bạn hành xử không thuyết phục được mọi người. Như vậy sẽ dễ dàng mất đi sự đoàn kết cộng đồng!

2. Người thích tranh đấu, không hiểu cách tôn trọng người khác

Người sáng lập triết học cổ điển nước Đức từng nói:

"Tôi tôn trọng bất kỳ tâm hồn độc lập nào, mặc dù tôi không nhận ra một vài người trong số họ, nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức để hiểu thêm càng nhiều người hơn nữa."

Tôn trọng là gì? Tôn trọng là một cách tu dưỡng của bản thân, tôn trọng là thái độ đối nhân xử thế. Khi giao tiếp với người khác, cả hai đều phải học cách tôn trọng và đồng cảm cho nhau.

Ở đời, luôn có những người "nhàn" đến tận cùng như thế này:

Thấy người khác ăn ngon, liền chê người ta béo.

Thấy người ta mặc đồ đẹp, liền chê người ta mặc khó coi.

Thấy người khác nói rằng mình thành công nhờ nỗ lực, liền bác bỏ rằng chỉ vì họ "đầu thai" chỗ tốt!

Bất kể ở tình huống nào, họ luôn thích chỉ tay vào cuộc sống người khác, lời nói gay gắt khiến người khác khó chịu.

Nhưng ngay cả việc ăn nói cũng không học được, làm sao mong đợi đến việc tương lai tạo ra sự nghiệp, công danh?

 Mức độ trí tuệ cảm xúc cao nhất của một người chỉ gói gọn trong 3 chữ...  - Ảnh 1.

3. Người có EQ cao, biết giữ thể diện cho người khác

Trong "Di Zi Gui" có câu: "Đừng phơi bày khuyết điểm người khác, đừng bàn tán bí mật người khác."

Muốn thành công, đầu tiên bạn cần học được cách cư xử đúng mực, nói khi cần, nói đúng giới hạn, nói lời ít nhưng ý nhiều...

Tề Bạch Thạch, Từ Bi Hồng và Trương Đại Thiên đều là những bậc thầy hội họa nổi tiếng ngày xưa.

Trong mắt nhiều người, kể cả gia đình và bạn bè đồng trang lứa, họ là kẻ thù. Nhưng thực tế, mối quan hệ giữa ba người vừa là thầy trò, vừa là bạn bè, còn thường cùng nhau trao đổi kinh nghiệm vẽ.

Có lần, Trương Đại Thiên vẽ một bức tranh về ve sầu và hỏi ý kiến Tề Bạch Thạch. Trong tranh, một con ve sầu bám trên cây, đầu hướng xuống dưới.

Tề Bạch Thạch đáp: "Bức tranh này cực kì sống động. Chỉ là tôi từng vẽ qua ve sầu và hỏi một người nông dân. Anh ta nói rằng đầu của ve sầu luôn hướng lên trên, rất hiếm khi chúng cúi xuống dưới. Đương nhiên, đây cũng chỉ là lời nói một phía từ anh ta, tôi chưa từng kiểm chứng, nên cũng không chắc chắn được nó đúng hay không?"

Sau khi Trương Đại Thiên nghe xong, liền tận dụng thời gian quan sát lại ve sầu, đúng thật là đầu của nó đều hướng lên.

Sau khi trở về, Trương Đại Thiên nói lại kết quả với Tề Bạch Thạch, và Tề Bạch Thạch cũng cười nói: "Thực ra tôi cũng từng quan sát nó."

Lúc này, Trương Đại Thiên mới hiểu ra, Tề Bạch Thạch biết rõ mình vẽ sai, nhưng vì giữ thể diện cho ông mà nói dối rằng nghe được điều đó từ nông dân.

Kể từ đó, Trương Đại Thiên càng kính nể Tề Bạch Thạch hơn.

Dù bạn nói chuyện với người thân thiết hay xa lạ, cũng nên hiểu cách dừng đúng lúc, hãy chú ý đến cảm xúc của người khác, chừa cho họ một đường lui.

Nhìn thấu nhưng không nói, đây cũng là một cảnh giới để làm người. Có nhiều cách để chỉ ra lỗi sai của người khác, không nhất thiết phải dùng cách trực tiếp và gay gắt nhất. Như vậy, chỉ khiến mối quan hệ cả hai thêm căng thẳng.

Người ta thường nói: Bạn muốn người khác đối xử với mình như thế nào thì bạn nên đối xử với người ta như vậy.

Thế nên, trong phần đời còn lại, đừng vì hơn thua mà dốc sức dùng mọi lời lẽ xúc phạm hạ gục người khác. Chú trọng lời ăn tiếng nói, "không tranh cãi" chính là mức độ trí tuệ cảm xúc cao nhất của một người.


Theo Thiên Tuyết

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên