MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Mức giá 400-500 triệu đồng/m2, thậm chí lên đến nhiều tỷ đồng/m2 có thể là cao so với hiện tại, nhưng trong tương lai chưa chắc đã cao"

15-12-2021 - 08:29 AM | Doanh nghiệp

"Mức giá 400-500 triệu đồng/m2, thậm chí lên đến nhiều tỷ đồng/m2 có thể là cao so với hiện tại, nhưng trong tương lai chưa chắc đã cao"

Doanh nghiệp có 24 tháng để bắt đầu triển khai dự án và được gia hạn một lần nên có thời gian tối đa 48 tháng. Nếu tính thêm khoảng 3 năm triển khai dự án đến thời điểm đủ điều kiện huy động vốn, điểm rơi có thể bán sản phẩm ra thị trường sẽ sau khoảng 7-8 năm.

Mới đây, 4 lô đất nằm trong khu đô thị mới Thủ Thiêm có tổng diện tích hơn 10.000m2 đã được các doanh nghiệp mua đấu giá lên đến 37.346 tỷ đồng, cao gấp 7 lần so với giá khởi điểm 5.300 tỷ đồng. Tương ứng mức giá 2,4 tỷ đồng/m2 – vượt cả Mỹ lẫn Hong Kong và bỏ xa những khu vực đắt đỏ nhất trong lẫn ngoài nước.

Điều này nhanh chóng dậy sóng dư luận và bùng nổ các ý kiến trái chiều. Nhiều quan điểm cho biết, con số trên đi quá xa thực tế khi đặt thị trường bất động sản Việt Nam trong cán cân với các nước khu vực, đặc biệt là Hong Kong hay Mỹ.

Chưa kể, số tiền đấu giá thu được từ 4 lô đất trên cao gấp hàng chục lần tổng thu ngân sách của một số địa phương, và cách thức chuẩn bị tiền để đóng của doanh nghiệp này cũng là mối quan tâm lớn hiện nay.

"Mức giá 400-500 triệu đồng/m2, thậm chí lên đến nhiều tỷ đồng/m2 có thể là cao so với hiện tại nhưng trong tương lai chưa chắc đã cao"

Chia sẻ với chúng tôi về sự vụ này, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) - cho rằng cuộc đấu giá đất cao chưa từng có trên nhìn ở khía cạnh tích cực lại cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư vào kinh tế đất nước; cụ thể là kỳ vọng vào thị trường bất động sản sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới, đặc biệt riêng thị trường bất động sản Tp.HCM.

"Mức giá 400-500 triệu đồng/m2, thậm chí lên đến nhiều tỷ đồng/m2 có thể là cao so với hiện tại nhưng trong tương lai chưa chắc đã cao", ông Châu nhấn mạnh.

Bởi, trong xu hướng phát triển mạnh mẽ hiện nay, việc tổ chức thành công bước đầu các phiên đấu giá 4 lô đất trong khu đô thị mới Thủ Thiêm đã mở ra hướng đi mới cho Tp.HCM, để phát triển khu đô thị qua đấu thầu rộng rãi, đấu giá công khai thay vì chỉ định cho một vài doanh nghiệp nào đó phát sinh nhiều vấn đề. Hơn nữa, kết quả trên cũng là tín hiệu để thu hút thêm sự quan tâm và đầu tư của các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài vào bất động sản thời gian tới.

Đặc biệt, ngân sách thu được số tiền trúng đấu giá "khủng" lên tới 37.346 tỷ đồng (cao gấp 7 lần so với giá khởi điểm) được cho là lời giải cho bài toán vốn hóa đất đai một cách hợp lý, hiệu quả, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đại diện HoREA nói thêm.

Mức tiền cọc 20% tương ứng khoảng 600 tỷ đồng, có thể doanh nghiệp sẽ không chọn giải pháp "bỏ cọc"

Mức giá 400-500 triệu đồng/m2, thậm chí lên đến nhiều tỷ đồng/m2 có thể là cao so với hiện tại, nhưng trong tương lai chưa chắc đã cao - Ảnh 1.


Liên quan đến băn khoăn liệu rằng doanh nghiệp sẽ lấy đâu ra số tiền lớn như vậy, liệu rằng có rủi ro bỏ cọc hay không?, ông Châu bày tỏ khi bỏ mức giá cao ngất ngưởng nói trên, nhà đầu tư có thể đã tính toán dựa vào kỳ vọng cho thị trường bất động sản trong 5-8 năm tiếp theo chứ không phải ở hiện tại.

Cần nhấn mạnhh, doanh nghiệp có 24 tháng để bắt đầu triển khai dự án và được gia hạn một lần nên có thời gian tối đa 48 tháng. Nếu tính thêm khoảng 3 năm triển khai dự án đến thời điểm đủ điều kiện huy động vốn, điểm rơi có thể bán sản phẩm ra thị trường sẽ sau khoảng 7-8 năm.

"Ước tính giá trị sàn thương phẩm căn hộ xây dựng trên lô đất 3-12 được mua với giá 24.500 tỷ đồng này sẽ vào khoảng khoảng hơn 340 triệu đồng/m2, chưa bao gồm chi phí phát triển dự án, xây dựng, lợi nhuận của chủ đầu tư", ông Châu nói.

Mặt khác, các đơn vị trúng đấu giá đất là những nhà đầu tư lớn. Trong lần đấu giá này, số tiền cọc đúng là khá lớn. Tuy nhiên, ví dụ với lô đất 3-12 có giá khởi điểm là 2.942 tỷ đồng thì mức tiền cọc 20% mà doanh nghiệp phải nộp trước khi đấu giá vào khoảng 600 tỷ đồng, ông Châu nhận định có thể doanh nghiệp sẽ không chọn giải pháp "bỏ cọc".

Vị này cũng nói thêm, tại Tp.HCM đã từng có doanh nghiệp bị phạt do chậm nộp tiền đấu giá. Cụ thể vào năm 2015, Tp từng đưa ra đấu giá lô đất 23 Lê Duẩn tại quận 1, diện tích khoảng 3.000m2 với giá khởi điểm là 550 tỷ đồng. Cuộc đấu giá có 13 nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia.

Theo quy chế đấu giá tài sản, chậm nhất không quá 5 ngày làm việc từ thời điểm cuộc đấu giá thành công, doanh nghiệp phải ký hợp đồng mua bán tài sản. Sau thời hạn trên, nếu doanh nghiệp trúng thầu không ký kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, xem như từ chối kết quả đấu giá và mất tiền cọc.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký thông báo của cơ quan thuế, doanh nghiệp phải thanh toán 50% số tiền mua tài sản cho ngân sách Nhà nước theo giá đã trúng đấu giá. Trong 60 ngày tiếp theo, người trúng đấu giá phải thanh toán đủ số tiền còn lại.

PV

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên