Mục tiêu cuối cùng của Samsung đó là tạo ra một thế giới như thật, hiển thị ngay trên chiếc TV nhà bạn
Thương hiệu TV Samsung ngày nay không còn xa lạ với bất kỳ người dân nào trên toàn thế giới. Nắm giữ thị phần số 1 trong lĩnh vực TV suốt 13 năm qua (theo thống kê của công ty IHS Display Search từ năm 2006 đến nay).
Samsung ghi dấu ấn là một trong những nhà sản xuất TV luôn tìm ra hướng đi cách mạng nhằm phục vụ người tiêu dùng.
Thương hiệu TV Samsung ngày nay không còn xa lạ với bất kỳ người dân nào trên toàn thế giới. Nắm giữ thị phần số 1 trong lĩnh vực TV suốt 13 năm qua (theo thống kê của công ty IHS Display Search từ năm 2006 đến nay), Samsung ghi dấu ấn là một trong những nhà sản xuất TV luôn tìm ra hướng đi cách mạng nhằm phục vụ người tiêu dùng.
Bên cạnh việc phổ cập hóa Smart TV hay tạo ra đột phá trên thiết kế sản phẩm, Samsung còn được biết tới nhờ những nỗ lực liên tiếp thay đổi và nâng cấp độ phân giải, chất lượng hình ảnh và màu sắc trên TV đương đại.
Nỗ lực không ngừng
Năm 1987, Samsung thành lập Học viện công nghệ tân tiến Samsung để tập trung vào nghiên cứu và phát triển, tạo ra những dòng sản phẩm mới mẻ để xuất khẩu đi khắp các nước trên thế giới. Những năm cuối thập niên 90, Samsung được ghi danh là nhà sản xuất những tấm nền TV LCD lớn - khoảng 30 inch. Năm 1998, công ty cũng tạo nên dấu ấn riêng khi bắt đầu sản xuất tấm nền TV phẳng.
Nhưng cột mốc thực sự được xác lập là vào năm 2006, khi Samsung tung ra dòng sản phẩm R7 (Bordeux), sau đó là ToC (Touch of Color, hay còn gọi là thiết kế Crystal), rồi đến chiếc TV 3D Full HD đầu tiên trên thế giới. Đó là thời điểm Samsung không còn nhìn lại phía sau nữa, mà luôn đẩy giới hạn hiển thị của TV lên đến mức "thật như mắt người". Bằng cách tăng độ phân giải lên cực đại, tìm cách tái tạo lại màu sắc sao cho chính xác nhất có thể và phát triển những dòng TV với kích thước tấm nền rất lớn, đủ để bao trùm tầm mắt người xem, Samsung đã có thể tạo ra những dải sản phẩm tái hiện được chính xác hình ảnh thực tế thông qua tấm màn TV.
Bước đột phá lớn
Năm 2019 tiếp tục chứng kiến đột phá lớn trong lĩnh vực TV của Samsung khi dòng sản phẩm TV QLED 8K ra mắt. Là nhà sản xuất TV đầu tiên dám thương mại hóa TV 8K, Samsung đã khắc phục được điểm yếu cố hữu của các dòng sản phẩm TV 8K trước đó là nội dung thiếu thốn. Bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo, chiếc TV QLED 8K có thể học hỏi từ hàng triệu hình ảnh khác nhau, sau đó tái tạo lại hình ảnh từ nguồn phát trở nên sắc nét nhất có thể. Bằng cách này, hình ảnh từ YouTube, phim HD… cũng có thể mang độ phân giải sát với 8K.
Nhưng 8K là chưa đủ để tái hiện "cảnh giới thật như mắt người" - mục tiêu của Samsung khi tung ra dòng sản phẩm TV QLED mới mang mã hiệu Q900 này. Bằng cách sử dụng công nghệ phủ chấm lượng tử - quantum dot, cho phép ánh sáng khi chiếu qua tạo thành hơn 1 tỷ màu sắc, TV QLED 8K còn có thể tái tạo lại 100% dải màu như những gì tồn tại trong cuộc sống thực, đã được VDE (Đức) kiểm định và cấp chứng chỉ.
Thêm vào đó, độ sáng cực đại lên tới 4000 nits cho phép TV QLED 8K hiển thị nội dung rõ nét trong bất kỳ điều kiện ánh sáng nào. Màu đen trên TV QLED 8K cũng được đánh giá là chân thực và sâu chưa từng có, theo nhận xét của trang đánh giá đồ điện tử hàng đầu Tom’s Guide.
Đi kèm với chất lượng hình ảnh ấn tượng là kích cỡ đã đạt tới mức độ trưởng thành trong làng TV: từ 65, 75, 82 cho tới kích cỡ cực đại 98 inch. Với kích thước lớn như vậy, độ phân giải 8K mới thực sự phát huy tác dụng và giúp đôi mắt người cảm thấy sự khác biệt, cũng như giúp bộ não bớt phải hoạt động nhiều hơn - theo nghiên cứu về ích lợi của độ phân giải 8K do Đại học Seoul thực hiện.
TV QLED 2019 đã phải là giới hạn cực đại của công nghệ TV? Có lẽ là chưa, nhưng nếu hỏi công nghệ tương lai sẽ như thế nào, có thể cải tiến thêm những gì trên chiếc TV QLED 8K hiện tại để chạm tới "trải nghiệm thật như mắt người", hiếm ai có thể trả lời được.