MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mục tiêu xuất khẩu 55 tỷ USD ngành nông nghiệp có xa vời?

Mục tiêu xuất khẩu 55 tỷ USD ngành nông nghiệp có xa vời?

Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 55 tỷ USD thông qua các giải pháp tác động vào nhóm sản phẩm chủ lực xuất khẩu có triển vọng và khả năng tăng giá trị xuất khẩu.

Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản 6 tháng năm 2022 ước tăng khoảng 2,8%. Trong đó, nông nghiệp tăng 2,31%; lâm nghiệp tăng 4,97%; thủy sản tăng 4,15%. Tốc độ tăng GDP ngành nông lâm thủy sản 6 tháng năm 2022 đạt khoảng 2,7% - 2,8%...

Mục tiêu xuất khẩu 55 tỷ USD ngành nông nghiệp có xa vời? - Ảnh 1.

Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản 6 tháng năm 2022 ước tăng khoảng 2,8%.

9 nhóm hàng tỷ đô

Đề cập về kết quả xuất khẩu, ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ NN&PTNT cho biết tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 6 tháng  năm 2022 đạt 27,88 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó nhóm nông sản chính đạt 11,37 tỷ USD, tăng 8,8%; lâm sản chính 9,1 tỷ USD, tăng 3,0; thủy sản 5,8 tỷ USD, tăng 40,8%; chăn nuôi 176 triệu USD, giảm 15,9%; đầu vào sản xuất 1,42 tỷ USD, tăng 64,8%.

Đến thời điểm này, có 9 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng cao và đạt trên 1 tỷ USD, gồm: cà phê, cao su, điều, rau quả, gạo, cá tra, tôm, sản phẩm gỗ, đầu vào phục vụ sản xuất. Trong đó, xuất khẩu cao su tăng 9,2% về khối lượng và tăng 12,2% về giá trị), xuất khẩu cà phê tăng 21,7% khối lượng, tăng 49,7% giá trị;  gạo tăng 16,2% khối lượng, tăng 4,6% giá trị; sắn và sản phẩm từ sắn tăng 13,2% khối lượng xuất khẩu, tăng 28% giá trị kim ngạch.

Về thị trường xuất khẩu, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất, với kim ngạch xuất khẩu khoảng 7,61 tỷ USD (tăng 7,9% và chiếm 27,3% tổng giá trị xuất khẩu). Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2, với kim ngạch khoảng 4,97 tỷ USD, tăng 5,9% và chiếm 17,8% tổng giá trị xuất khẩu.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cũng thẳng thắn chỉ ra nhiều hạn chế, tồn tại trong ngành nông lâm ngư nghiệp.

Đó là, việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh, liên kết sản xuất với tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn ở một số địa phương còn chậm, sản lượng và quy mô còn hạn chế.

Bên cạnh đó là những khó khăn khi nguyên liệu vật tư đầu vào phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài, giá thức ăn chăn, phân bón... tăng cao.

Mục tiêu xuất khẩu 55 tỷ USD ngành nông nghiệp có xa vời? - Ảnh 2.

Nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, gồm: cà phê, cao su, điều, rau quả, gạo, cá tra, tôm, sản phẩm gỗ.

Khai thác thủy sản gặp khó khăn do giá xăng dầu tăng, dẫn đến chi phí sản xuất cao, trong khi giá sản phẩm nông sản có tăng nhưng thấp hơn đã ảnh hưởng đến thu nhập, sinh kế, đời sống của người sản xuất. Hoạt động xúc tiến thương mại, đàm phán mở cửa thị trường của ngành nông nghiệp chưa nhiều khi phải thực hiện theo hình thức trực tuyến.

"Có thời điểm vẫn tái diễn tình trạng ùn ứ phương tiện xuất, nhập khẩu nông sản qua các cửa khẩu phía Bắc, gây nhiều khó khăn cho sản xuất kinh doanh và bà con nông dân", Bộ trưởng Hoan nhấn mạnh.

Đồng thời lưu ý, giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp hơn nhiều so với cùng kỳ, cả về tỷ lệ và giá trị tuyệt đối. Bên cạnh đó, giá vật tư xây dựng tăng ở mức cao đã ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng của các dự án.

> TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Thúc đẩy nông nghiệp và nông thôn bền vững vùng ĐBSCL

> Phú Yên: Phát triển dịch vụ du lịch hài hoà với công nghiệp, nông nghiệp

Gia tăng giá trị sản phẩm chủ lực

Đặc biệt, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá triển vọng kinh tế toàn cầu chỉ ở mức 3 - 3,6%, thấp hơn so với kỳ vọng ban đầu, cùng với đó, giá cả tăng, lạm phát bắt đầu trở thành hiện tượng toàn cầu, môi trường địa kinh tế chính trị toàn cầu bất ổn hơn, gây ra những tác động cho ngành nông nghiệp nửa cuối năm.

Mục tiêu xuất khẩu 55 tỷ USD ngành nông nghiệp có xa vời? - Ảnh 3.

Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2022 đạt 55 tỷ USD, trong đó xuất khẩu thuỷ sản 10 tỷ USD.

Cụ thể, những khó khăn, thách thức từ tác động của giá vật tư đầu vào và giá lương thực, thực phẩm tăng do đứt gãy chuỗi cung ứng; dịch bệnh trên người, cây trồng, vật nuôi tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; dịch Covid-19 làm thay đổi nhu cầu và phương thức tiêu dùng, đặc biệt là thị trường trong nước, đòi hỏi sự chuyển đổi phù hợp về tổ chức sản xuất và cơ cấu lại kênh phân phối, kết nối cung - cầu.

“Cần có sự chuyển động sang nền kinh tế nông nghiệp tiết giảm chi phí đầu vào. Mỗi sự thay đổi đều khó khăn, nhưng không thay đổi còn khó khăn hơn nữa. Ngành nông nghiệp vẫn còn nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh. Do đó, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 55 tỷ USD, cao hơn Chính phủ giao 5 tỷ USD.

Để hiện thực mục tiêu này, Bộ trưởng Lê Minh Hoan yêu cầu các cơ quan của Bộ cần thực hiện các giải pháp tác động vào các sản phẩm chủ lực xuất khẩu có triển vọng và khả năng tăng giá trị xuất khẩu cao để bù vào những sản phẩm dự kiến có khả năng không đạt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu cả năm.

Cụ thể, nông sản chính 25 tỷ USD; Lâm sản và đồ gỗ 17 tỷ USD; Thủy sản 10 tỷ USD; Các mặt hàng khác khoảng 3 tỷ USD.

“Phải đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số, nền nông nghiệp số một cách phù hợp, thực chất và hiệu quả. Cần tiếp tục rà soát, cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, rút; ngắn thời gian kiểm tra, tăng cường quản lý rủi ro, cắt giảm phí và lệ phí; giảm tối đa số lượng văn bản hiện hành có quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh”, Bộ trưởng chỉ đạo.

Theo Thy Hằng

Diễn đàn doanh nghiệp

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên